ĐỜI SỐNG

Ngắm nhìn cảng hàng không vũ trụ tương lai của Nhật Bản

Hòa Bảo • 11-12-2020 • Lượt xem: 1269
Ngắm nhìn cảng hàng không vũ trụ tương lai của Nhật Bản

Một nhóm các kiến trúc sư Nhật Bản mới đây đã đưa ra một thiết kế ngoạn mục cho một Cảng hàng không vũ trụ trong tương lai.

 

Các chuyến bay thương mại lên không gian hứa hẹn sẽ là một ngành công nghiệp nở rộ trong tương lai không xa, mặc cho những tác động của đại dịch COVID-19.

Trên toàn cầu, giá trị của ngành công nghiệp vũ trụ ước tính sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2030, đạt mức gần 1 nghìn tỉ USD, theo Ngân hàng Mỹ.

Các công ty như Virgin Galactic, Blue Origin, và SpaceX đang đầu tư vào thị trường này, trong đó SpaceX đang cộng tác với Space Adventures để gửi lên không gian một nhóm nhỏ các du khách vào đầu năm 2021.

Khi các chuyến bay thương mại trở thành hiện thực, hành khách có thể khởi hành từ các sân bay vũ trụ trông giống như các bản thiết kế mà bạn sắp thấy dưới đây. Sân bay này sẽ trở thành một loại trung tâm vận tải mới, kết hợp giữa du hành không gian với xe hơi tự lái, nghiên cứu, giải trí, và kiến trúc tương lai.

Thiết kế cảng hàng không vũ trụ

Tất nhiên, Spaceport City chưa phải là hiện thực. Ở thời điểm này, nó chỉ là một dự án kiến trúc được thực hiện bởi Hiệp hội Sân bay vũ trụ Nhật Bản (SPJ), công ty truyền thông Dentsu, nhà thiết kế Canaria, và kiến trúc sư Noiz.

Cảng hàng không vũ trụ Spaceport City được thiết kế dựa trên cách bố trí của một sân bay truyền thống - ngoại trừ việc các tàu vũ trụ, không phải máy bay thương mại, sẽ hạ cánh ở nhiều cửa khác nhau của công trình này. Thậm chí còn có các làn đường đón và trả khách thông qua các con đường nối Cảng hàng không vũ trụ này với đất liền.

 Ảnh: Space Port Japan Association

Công trình sẽ bao gồm 2 tòa tháp lớn: Một để khởi hành và một tòa dùng để đón khách. Theo các nhà thiết kế, 2 toàn tháp lớn nổi bật để giúp cho chúng được nhận ra từ rất xa từ không gian.

Một lớp mái che năng lượng mặt trời “lơ lửng” trên cấu trúc, cho phép bố trí những hàng hiên, khu vườn ngoài trời và “thậm chí đất nông nghiệp ở nhiều quy mô khác nhau, đồng thời cung cấp không gian công cộng có mái che cho người dân và các phương tiện di chuyển cá nhân khác”, theo mô tả của công ty kiến trúc Noiz Architects.

Hai tòa tháp sẽ xuyên qua lớp mái che năng lượng mặt trời này, mỗi tòa tháp dành riêng cho việc điều khiển các chuyến tàu vũ trụ khởi hành và hạ cánh, đảm bảo rằng cảng sẽ được “nhận biết từ rất xa” ở trong không gian vũ trụ.

Trên các tầng cao hơn hành khách sẽ được xem sự khởi hành của các tàu vũ trụ khác nhau, sẽ mang đến cho hành khách trải nghiệm về tàu con thoi kéo dài hai giờ vào quỹ đạo Trái đất.

Spaceport City sẽ vận hành như một cơ sở để nghiên cứu và kinh doanh về vũ trụ. Địa điểm này cũng sẽ được dùng để tổ chức các show diễn và hội thảo quốc tế. Ngoài ra, Spaceport City còn bao gồm khách sạn, rạp chiếu phim 4D, bể bơi, bảo tàng nghệ thuật, phòng gym, thủy cung. Nhà hàng và nông trại cũng sẽ bán đồ ăn phi hành gia bao gồm côn trùng, tảo và thịt chay.

Du lịch ngắn hạn vào vũ trụ

Không giống như các bệ phóng tên lửa thẳng đứng thông thường mà hầu hết chúng ta liên tưởng đến du hành vũ trụ, Spaceport City được thiết kế cho các tàu vũ trụ dưới quỹ đạo trông giống máy bay hơn và cất cánh theo chiều ngang.

Các tàu vũ trụ dưới quỹ đạo thương mại hiện nay chưa có, nhưng các công ty bao gồm Blue Origin và Virgin Galactic đang thử nghiệm tàu vũ trụ dưới quỹ đạo cho du lịch vũ trụ.

 Ảnh: Space Port Japan Association

Virgin Galactic đang dẫn đầu trong việc phát triển tàu vũ trụ phóng ngang - loại tàu mà Spaceport City được thiết kế cho việc cất và hạ cánh. Công ty đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm và đã đăng ký hơn 600 hành khách cho chuyến bay không gian bất ngờ trị giá 250.000 USD/ghế, 90 phút, dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm tới.

Công ty cho biết tàu vũ trụ sẽ bay ít nhất 80km (50 dặm) phía trên Trái đất, và khách du lịch sẽ có thể rời khỏi chỗ ngồi của mình cho một vài phút để trải nghiệm trạng thái không trọng lực.

Virgin Galactic cho biết trong khi chuyến bay vũ trụ sẽ mất chưa đầy hai giờ, những người hy vọng có thể bắn các ngôi sao sẽ trải qua ba ngày huấn luyện trước khi chúng cất cánh.

Urszula Kuczma, giám đốc dự án Noiz Architects cho biết kế hoạch của hãng đối với Spaceport City bao gồm các cơ sở vật chất để giúp khách du lịch không gian chuẩn bị.

Bà Kuczma cho biết du hành vũ trụ có thể là một thử thách về thể chất và tinh thần, vì vậy việc kiểm tra sức khỏe tại phòng khám y tế và đào tạo tại phòng tập thể dục hoặc học viện vũ trụ có thể là một phần của việc chuẩn bị trước chuyến bay.

 Ảnh: Space Port Japan Association

Hidetaka Aoki, Giám đốc Spaceport Nhật Bản, cho biết sự phản đối của những người dân có liên quan đã khiến một số dự án cảng hàng không vũ trụ ở các quốc gia khác gặp khó khăn. Tuy nhiên, các sân bay vũ trụ đô thị có thể cho phép "chuyến bay không gian điểm-điểm", chẳng hạn như bay từ Hồng Kông đến Los Angeles trong một giờ, Aoki nói.

Aoki cho biết: Loại hình du hành vũ trụ này vẫn còn tồn tại trong nhiều thập kỷ, nhưng Spaceport Japan muốn các dự án thiết kế cơ sở như Spaceport City đặt nền móng trong việc thay đổi nhận thức và giúp công chúng hiểu hơn về "lĩnh vực kinh doanh tiềm năng" này.

Liệu các yếu tố trong thiết kế của Noiz Architects có được đưa vào áp dụng thực tế cho các cảng hàng không vũ trụ của tương lai hay không vẫn còn được xem xét - tuy nhiên dự án đã khởi động cho một cuộc trò chuyện về việc du hành vũ trụ có thể như thế nào.

Bà Kuczma hy vọng nó sẽ mang lại cho "mọi người một cái nhìn và giúp họ sẵn sàng cho khái niệm không gian như một phần của cảnh quan đương đại."

Tại khu vực cảng này cũng sẽ đảm bảo hành khách được giải trí và phục vụ với khách sạn, bảo tàng nghệ thuật, phòng tập thể dục, thủy cung và thậm chí cả rạp chiếu phim.