ĐỜI SỐNG

Nghề làm muối ở Tây Ninh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Võ Hoàng Tuấn • 20-02-2023 • Lượt xem: 2981
Nghề làm muối ở Tây Ninh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tây Ninh tuy không giáp biển nhưng ở tại tỉnh này lại nổi tiếng với nghề làm muối, một sản vật chỉ có ở biển. Mới đây, nghề làm muối ớt ở Tây Ninh đã được bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tây Ninh nhiều nắng và gió chính là lợi thế để người dân có thể phơi muối với mục đích tạo nên hương vị đặc trưng của muối. Theo lời người dân ở đây, nắng càng to, càng gắt thì hạt muối sẽ càng khô, giòn, thơm ngon và có màu hồng tự nhiên.

Theo bà Lương Thị Nghiệp, một người dân địa phương đã có ba đời theo nghề làm muối gia truyền chia sẻ, mặc dù trước đó các bà mẹ ở Tây Ninh đã làm muối, thêm một chút gia vị, sả, ớt để tiếp tế cho chồng con trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhưng đến sau năm 1975, nghề làm muối ớt ở Tây Ninh mới bắt đầu phát triển.

Với sự phát triển của thị trường trong vòng 20 năm qua, muối ớt Tây Ninh đã trở thành một mặt hàng quen thuộc với mọi nhà. Hiện nay, tại Tây Ninh và trên địa bàn các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu đã có hơn 100 cơ sở sản xuất muối Tây Ninh.

Chế biến muối ớt Tây Ninh gồm các nguyên liệu rất đơn giản, gồm có muối hột, ớt, tỏi, bột ngọt, sả, tôm khô, cà rốt. Theo lời bà Nghiệp, ngoài sản phẩm muối ớt hay còn gọi là muối chay còn các loại muối khác như muối ớt tôm, muối tiêu, muối sả chay, muối sả tôm, muối ớt tỏi. Muối cần được sơ chế sạch, mỗi cơ sở sẽ có bí quyết rang và phơi muối riêng để tạo nên hương vị đặc trưng.

Người dân đang phơi muối

Chia sẻ về thông tin làm muối, bà Lương Thị Nghiệp cho biết muối ớt ở cơ sở bà chỉ bao gồm hỗn hợp muối, ớt, tôm khô và các phụ liệu khác trộn lẫn với nhau được canh theo tỷ lệ nhất định, sau đó là đem đi phơi và sấy khô ở nhiệt độ khoảng 80-90 độ C từ 12-15 giờ. Bước cuối cùng là đem đi xay nhuyễn trước khi chiếu chia cực tím để diệt sạch vi khuẩn, đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối.

Theo bà Lương Thị Nghiệp, tất cả những sản phẩm muối của nhiều cơ sở tỉnh Tây Ninh đều uy tín và hoàn toàn không sử dụng phẩm màu hay hóa chất độc hạn. Giá thành sản phẩm cũng tùy theo dung lượng hũ dao động từ 8.000 – 10.000 đồng/lọ 120g hoặc 15.000 – 30.000 đồng/ lọ 250g.

Có thể thẩy, nghề làm muối ớt ở Tây Ninh là loại nghề thủ công truyền thống, mang bản sắc riêng và được người dân Tây Ninh tự nguyện cam kết bảo vệ. Mới đây, UBND tỉnh Tây Ninh đã đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã công nhận nghề làm muối ớt ở Tây Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tính cả nghề làm muối thì hiện tại tỉnh Tây Ninh đã có tổng cộng là 8 di sản phi vật thể quốc gia được công nhận, bao gồm có nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, lễ Kỳ yên đình già Lộc, múa trống Chhay dăm, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen, lễ hội Quan Lớn Trà Vong Tân Biên và môn nghệ thuật chế biến món chay.

Theo người dân địa phương tại đây, các sản phẩm muối đặc biệt là muối ớt Tây Ninh đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của nhiều gia đình. Với hương vị đậm đà, muối ớt Tây Ninh là gia vị thích hợp cho các loại trái cây hoặc dùng để nêm nếm các món canh, lẩu đặc trưng.