ĐỜI SỐNG

Người mắc bệnh gout có thật sự cần kiêng ăn hải sản khi đi du lịch biển?

Thanh Mai • 28-07-2022 • Lượt xem: 280
Người mắc bệnh gout có thật sự cần kiêng ăn hải sản khi đi du lịch biển?

Những bữa tiệc ngoài trời cùng với các món ăn hải sản hấp dẫn chắc chắn là điều không thể bỏ qua. Tuy nhiên đối với những người bệnh gout, đây lại được xem là “khắc tinh" khiến tình trạng bệnh nặng hơn và gây ra những cơn đau nhức ám ảnh. Nhưng thật ra không phải tất cả các loại hải sản đều gây nên điều này. Nếu biết cách ăn uống và chọn lựa những loại hải sản phù hợp, bạn sẽ có thể thoải mái tham gia các cuộc vui mà không cần lo ngại nữa. 

Mức độ quan trọng của chế độ ăn uống đối với người bệnh gout 

Bệnh lý gout bắt nguồn từ tình trạng dư thừa axit uric trong máu. Từ đó dẫn đến các cơn đau buốt dữ dội kéo dài ở khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón chân và đầu gối. Khi các khớp bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ phải đối mặt với vấn đề cử động khớp không được bình thường và hết sức khó khăn. Mức độ các cơn đau cũng dần tăng theo thời gian, lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến gout. Tuy nhiên, nguyên nhân được các bác sĩ cho là điển hình và ảnh hưởng trực tiếp nhất chính là do chế độ ăn uống hàng ngày. Diễn biến mức độ bệnh cũng dựa theo việc ăn uống cá nhân mà quyết định có trở nên trầm trọng hay không. Khi người bệnh biết cách tuân thủ theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo lành mạnh thì sống chung với gout không phải điều quá khó khăn. 

Chế độ hải sản cho người bệnh gout khi đi biển 

Hải sản luôn được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người bởi mang giá trị dinh dưỡng cao. Tuy vậy, trong hải sản lại có hàm lượng purin không hề nhỏ. Quá trình phân huỷ thực phẩm chứa nhân purin sinh ra axit uric. Đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau do gout. Nhưng một tin đáng mừng là không phải loại hải sản nào cũng như vậy. Do đó người bệnh chỉ cần hạn chế và điều chỉnh phù hợp thì có thể thoải mái sử dụng loại thực phẩm này. 

Liều lượng cho phép 

Khoa học nghiên cứu và đã cho ra kết quả rằng, tiêu chuẩn chất đạm mà người mắc bệnh gout nên nạp hàng ngày vào cơ thể là 1 gram trên 1 kg cân nặng. Đây được xem là con số lý tưởng, giúp người bệnh kiểm soát căn bệnh một cách dễ dàng hơn, cũng như phòng trường hợp bệnh trở nặng khi vượt quá liều lượng cho phép. 

Tránh các loại hải sản chứa nhiều purin

Như đã đề cập ở trên, không phải tất cả các loại hải sản đều chứa hàm lượng purin như nhau. Trong đó, các loại hải sản giàu hàm lượng purin cần tránh có thể kể đến là sò, hoặc các loại cá ngừ, cá cơm, cá trích.

Mặt khác, một số loại có hàm lượng purin vừa phải mà người bệnh gout có thể cân nhắc sử dụng là: tôm, hàu, cua. Hoặc các loại cá giàu axit béo như cá hồi với tác dụng chống viêm rất tốt, có thể giảm nguy cơ bùng phát bệnh. Tuy nhiên cũng nên ở mức độ hạn chế để đảm bảo an toàn. 

Cách thức chế biến 

Việc chế biến hải sản cho người bệnh gout cũng đóng vai trò khá quan trọng, quyết định chất lượng bữa ăn. Ưu tiên hàng đầu về cách chế biến chính là chỉ nên để ở dạng hấp, luộc, canh hầm hoặc súp. Hạn chế tối đa việc nướng và chiên xào với nhiều dầu mỡ. Bởi dầu mỡ không những không tốt cho người bệnh gout mà còn gây hưởng cho hệ tiêu hoá như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…

Một số loại thực phẩm không nên kết hợp cùng hải sản

Việc lựa chọn loại hải sản và cách chế biến phù hợp thì các thực phẩm ăn kèm cũng rất quan trọng. Đặc biệt là các loại rau. Một số loại rau người bệnh gout cần tránh là măng tre, măng tây, giá và bạc hà. Bởi chúng đẩy nhanh quá trình tổng hợp axit uric trong máu. 

Bên cạnh đó, các loại thức uống có cồn như bia, rượu hay nước ngọt cũng cần hạn chế ở mức thấp nhất. Vì ngăn cản quá trình thải axit uric của thận cũng như gia tăng sự tạo axit uric trong gan. 

Thay vào đó, trong suốt chuyến đi, người bệnh gout cần bổ sung các loại hoa quả và rau giàu chất xơ và vitamin C. Đây là loại thực phẩm có khả năng làm giảm hấp thu đạm, kéo theo giảm sự hình thành axit uric trong máu. Mặt khác, chúng cũng cực kì hiệu quả với công dụng giảm viêm.