Trong nhiều năm trở lại đây, loại hình nhà chung cư mini đang bắt đầu bùng nổ do nhu cầu tìm chỗ ở cho người dân thu nhập thấp tại 2 khu vực TP.HCM và Hà Nội tăng cao.
Mặc dù, loại hình chung cư mini đang đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết của người dân lao động nhưng các quy định pháp lý vẫn còn thiếu sót kèm theo sự buông lỏng trong khâu quản lý. Do đó, một số hoạt động của loại hình chung cư này dần xuất hiện nhiều biến tướng kéo theo bao hệ lụy, không những ảnh hưởng tới dân cư mà còn tác động to lớn đến tình hình an ninh trật tự, cơ sở hạ tầng và an toàn giao thông.
Điển hình sự việc hỏa hoạn tại chung cư mini số 37 ngách 29/70, khu vực Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội), các phóng viên đã mở cuộc tìm hiểu nguyên nhân và phát hiện tại khu vực trên, trong các ngõ nhỏ có nhiều chung cư mini 7 – 8 tầng, chật kín người ở. Phỏng vấn một số dân cư ở đây, họ cho biết các chung cư mini này đã xây dựng và đưa vào hoạt động khoảng 3 – 4 năm nay và đa số đều là người ngoại tỉnh.
Một địa điểm khác tại quận Thanh Xuân, thuộc địa bản quản lý của UBND phường Nhân Chính và Thanh Xuân Trung, phóng viên cho biết phát hiện ra hàng chục căn chung cư mini đang thi công trong các khu ngõ nhỏ. Bên cạnh đó, do mật độ dân cư trong khu vực này đông nên vào các giờ cao điểm, các ngõ, ngách trong khu vực đều bị ùn tắc.
Một chung cư tại đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), phóng viên tiếp tục ghi nhận có một số hộ lắp đặt rào sắt như chuồng cọp nhằm chống trộm, làm nơi phơi đồ, dây điện, dây cáp Internet chằng chịt. Ngoài ra, còn nhiều chung cư mini, nhà trọ tại các quận Bình Thạnh, quận 10, quận 3, quận 5, … được chủ tận dụng chia thành nhiều phòng nhỏ để cho học sinh, sinh viên, người lao động thuê.
Nhiều chung cư mini tại TP.HCM và Hà Nội lách luật xây dựng và xuống cấp trầm trọng.
Theo Bộ xây dựng cho biết, trong thời gian qua, sau khi rà soát tại nhiều địa phương đã phát hiện nhiều tình trạng vi phạm chính sách đối với các hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ như: xây dựng trái phép, sai quy hoạch, lấn chiếm không gian, tự ý nâng tầng, chia nhỏ căn hộ, hoặc tự do mua bán, chuyển nhượng. Tuy Bộ đã tiến hành xử lý nhưng tình hình vi phạm vẫn tiếp diễn phức tạp ở các mức độ khác nhau và khó khắc phục tại các địa phương trên khu vực TP.HCM và Hà Nội.
Hội viên Hội Kiến trúc sư Hà Nội, ông Trần Huy Ánh cho biết, nguyên nhân các chung cư mini vẫn tồn tại và phát triển mạnh là do trong quá trình xin cấp phép xây dựng, các hộ gia đình, cá nhân đều được cấp phép xây dựng với mục đích để ở, tuân thủ các quy định theo Điều 93 của Luật Xây dựng 2014. Tuy nhiên, một số chủ sở hữu hoặc người thuê thường thay đổi mục đích sử dụng. Ngoài ra, nhiều chung cư mini không nằm trong danh sách cấp phép hay quy chuẩn, vi phạm thông thường nên các chủ sở hữu thường lách luật.
Tại buổi làm việc của đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM và UBND quận Tân Bình về việc giám sát và thực hiện Luật Nhà giai đoạn 2016 – 2021, chủ tịch UBND quận Tân Bình, ông Trương Tấn Sơn cho biết, trong quá trình rà soát đã phát hiện 31 công trình có số lượng phòng trọ trên 50 phòng. Các chung cư mini này đều có giấy phép xây dựng kiểu nhà ở riêng lẻ, nhưng sau đó ngăn phòng cho thuê, ép nhiều người thuê trọ trong một không gian hạn chế. Ông Sơn nói thêm, các chung cư mini trong khu vực này đều không có ban quản lý, nhiều hạng mục thuộc lĩnh vực an toàn xây dựng ngày càng xuống cấp, hệ thống phòng cháy chữa cháy không có,...
Các chung cư mini trên 2 khu vực TP.HCM và Hà Nội hầu hết không có quản lý và đặc biệt là hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Bộ Công an các khu vực TP.HCM và Hà Nội đã gửi đến Cục Cảnh sát PCCC – CNCH về việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với các chung cư mini. Bộ khuyến cáo lãnh đạo từng địa phương cần chỉ đạo các sở, ngành có liên quan phối hợp tổ chức tổng kiểm tra, rà soát nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư mini, cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, phòng trọ có mật độ dân cư cao để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.