ĐỜI SỐNG

Nhiều nước cố gắng tìm cách ứng phó với hiểm họa smartphone

Diễm Chi • 15-08-2023 • Lượt xem: 3568
Nhiều nước cố gắng tìm cách ứng phó với hiểm họa smartphone

Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận được sự tiện lợi mà những chiếc điện thoại thông minh (smartphone) mang lại và theo một lẽ đương nhiên, chúng đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, sau khi xem xét những tác động của điện thoại thông minh, một số nước bắt đầu nhận thấy những hiểm họa tiềm ẩn khó lường của chúng.

Xem thêm:

Điện thoại dính mã độc, nhận biết bằng cách nào?

Cùng với sự phát triển và bùng nổ của công nghệ ở thời điểm hiện tại, bên cạnh những lợi ích, chúng ta còn cần phải ứng phó với nhiều nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn. Đối mặt với thực trạng này, một số nước đã thực thi chính sách luật hóa và đang trên đà luật hóa việc cấm trẻ em sử dụng điện thoại thông minh tại một số nơi như trường học, nhằm để cắt giảm bớt thời lượng sử dụng điện thoại cho các mục đích như chơi game hoặc lướt mạng.

Mới đây, cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) cũng đưa ra những đề xuất về việc hạn chế thời gian sử dụng điện thoại của trẻ vị thành niên. Có thể nói, đây chính là một trong những nỗ lực mới nhất của Trung Quốc, đất nước có số lượng người dùng mạng nhiều nhất thế giới, trong việc ngăn chặn vấn đề nghiện mạng xã hội hoặc game đang diễn ra ngày càng phức tạp ở giới trẻ.

Làm thế nào để sử dụng điện thoại một cách hợp lý?

Theo thống kê Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung Quốc cung cấp, được biết, Trung Quốc là một trong những nước có lượng người dùng mạng nhiều nhất thế giới. Tính đến tháng 12 - 2022, người dùng mạng có độ từ 19 tuổi trở xuống chiếm 20%.

Ngày 2-8, trang web CAC đã đăng tải những dự thảo về việc hướng dẫn những người dưới 18 tuổi ở Trung Quốc sẽ không được cho phép sử dụng điện thoại truy cập mạng từ 22 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Cụ thể, thiếu niên từ 16 - 17 tuổi sẽ được sử dụng với thời lượng tối đa là 2 giờ/ ngày, 8 - 16 tuổi là 1 giờ/ ngày và dưới 8 tuổi là 40 phút/ ngày.

Khi được hỏi, CAC chia sẻ, các giải pháp mới sẽ giúp cải thiện và ngăn chặn tình trạng nghiện Internet ở trẻ vị thành niên, tạo ra một môi trường mạng phù hợp với những vai trò tích cực, từ đó giúp các em hình thành một thói quen tốt hơn trong việc sử dụng mạng.

Hàng AFP cũng đưa tin về việc các quy định này và cho biết chúng thuộc diện nghiêm ngặt nhất thế giới trong lĩnh vực. Dẫu vậy, đến ngày 2-9, CAC chỉ mới lấy ý kiến của công chúng trong vòng một tháng và chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào về việc khi nào các biện pháp được áp dụng và có hiệu lực.

Tiến trình thực thi diễn ra như thế nào?

Mặc dù nhiều biện pháp được đề xuất để cải thiện thực trạng này, tuy nhiên, chúng lại khó có thể thực hiện và phát huy được tối đa hiệu quả như mong muốn. Theo giáo sư truyền thông và công nghệ tại Đại học Quản lý Singapore, bà Sun Sun Lim, các biện pháp được đề xuất kể trên chưa biết rồi sẽ được thực thi như thế nào.

Thông thường, những công ty Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm thực thi những quy định này, theo Hãng tin AP, tuy nhiên, có thể nói, những quy định này lại gây ra những ảnh hưởng đáng kể cho các công ty lớn như Tencent (công ty game online lớn nhất Trung Quốc) và ByteDance (công ty điều hành nền tảng Douyin).

Để hạn chế thời gian sử dụng mạng Internet của trẻ và tránh việc tiếp xúc với quá nhiều thông tin không mong muốn, khi các quy định này được thông qua và đưa vào áp dụng, theo báo New York Times, các ứng dụng và các trang web cần tích hợp thêm “chế độ dành cho người trẻ”.

Trong những năm gần đây, CAC cũng đã cung cấp nhiều biện pháp như thiết lập chế độ dành riêng cho người trẻ trên các nền tảng. Có thể thấy, các nền tảng mạng xã hội lớn ở Trung Quốc như Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc), Kuaishou,... đều được thiết lập.

CAC cũng cho biết thêm, khi những biện pháp này được áp dụng, có thể thấy, chúng đã có những tác động hết sức tích cực khi tình trạng nghiện Internet và tác động của những nguồn thông tin không mong muốn ở giới trẻ có sự suy giảm. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều lỗ hỏng và hạn chế về mặt kỹ thuật, Hội đồng Người tiêu dùng Thượng Hải đã tiến hành điều tra 20 ứng dụng điện thoại nhưng phát hiện chức năng dành cho người trẻ dường như chẳng hoạt động tốt như mong đợi. Một số ứng dụng hoàn toàn không hiển thị nội dung hay nội dung khô khan và thiếu cuốn hút khi bật “chế độ dành cho người trẻ”.

1/4 quốc gia đã có luật hoặc những chính sách cấm

Có thể nhìn nhận một điều rằng, những ảnh hưởng tiêu cực của những chiếc điện thoại thông minh và mạng Internet là điều không thể tránh khỏi ở bất kỳ quốc gia nào. Không riêng gì Trung Quốc, trong khoảng thời gian vừa qua, nhiều nước đã tìm cách và đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thời lượng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ.

Trong "Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2023" của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công bố hồi tháng 7 -2023, một phần nội dung của báo cáo cũng đưa ra những lời kêu gọi về việc chỉ nên cho trẻ sử dụng công nghệ ở lớp học khi chúng thực sự hỗ trợ quá trình học tập, bởi lẽ các thiết bị này có thể gây ra sự sao nhãng, mất tập trung, gây nhiều rủi ro về quyền riêng tư và hậu quả khôn lường có thể dẫn đến là các học sinh này có khả năng bị bạo lực mạng. 

Theo UNESCO, vì nhận thấy những thực trạng này, tính đến thời điểm hiện tại, đã có ¼ các quốc gia đưa ra lệnh hoặc các chính sách cấm sử dụng điện thoại thông minh ở trường học, trong đó có thể kể đến như Hà Lan, Colombia, Ý,...