ĐỜI SỐNG

Những điều thú vị quanh lễ Obon của người Nhật

Anh Tuấn • 12-08-2023 • Lượt xem: 949
Những điều thú vị quanh lễ Obon của người Nhật

Obon là lễ hội truyền thống sẽ được tổ chức trên khắp Nhật Bản từ ngày 13 tháng 8. Đây là một dịp hiếm hoi mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới sẽ tề tựu quanh ngôi nhà và gia đình của mình.

Là một trong những lễ hội lớn nhất Nhật Bản

Obon là một lễ hội kéo dài 3 ngày được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ tổ tiên đã khuất, vì nhiều người Nhật tin rằng linh hồn của tổ tiên sẽ về viếng thăm con cháu sau khi họ qua đời. Mặc dù các ngày diễn ra khác nhau tùy theo từng­­ năm, thế nhưng nó thường diễn ra vào giữa tháng 7 hoặc phổ biến hơn là vào giữa tháng 8.

A cemetery in Japan (Shutterstock)

Theo truyền thống, lễ Obon được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Ngày nay, thời điểm diễn ra lễ hội đã được chuyển đổi sang ngày dương lịch, và trong khi hầu hết các vùng của Nhật Bản tổ chức lễ hội từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8, thì vẫn có một số vùng tổ chức vào tháng 7 tùy theo cách họ quan niệm.

Mặc dù Obon không phải là dịp nghỉ lễ chính thức ở Nhật Bản, thế nhưng hầu hết mọi người đều nghỉ vài ngày để ăn mừng. Theo thông lệ, mọi người sẽ nghỉ phép, thường là kỳ nghỉ kéo dài 7–15 ngày, được gọi là tuần lễ Obon, khiến đây là thời điểm bận rộn để đi du lịch, vì vậy hãy đặt trước các phương tiện giao thông công cộng và khách sạn nếu bạn đang có ý định đến với Nhật Bản trong giai đoạn này.

Obon có nguồn gốc Phật giáo

Theo đó lễ hội bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây gần 500 năm, trong đó khái niệm “Obon” bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Phạn là “Ullambana”, mang nghĩa “treo ngược” như một trải nghiệm có phần đau đớn.

The Great Buddha in Kamakura, Japan (Shutterstock)

Những người theo đạo Phật tin rằng một đệ tử thân cận của Đức Phật, Maha Maudgalyayana (Mokuren), đã nhìn thấy linh hồn người mẹ quá cố của mình trong thế giới của những linh hồn đói khát. Mokuren thất vọng khi thấy mẹ mình gầy gò, khát nước và đau khổ, nhưng dù cho anh gắng sức đút thức ăn vào miệng mẹ mình, thì chỉ thấy chúng biến hết thành than.

Vô cùng đau buồn, anh đến gặp Đức Phật và hỏi phải làm thế nào để làm giảm bớt nỗi đau của mẹ. Đức Phật cho ông lời khuyên rằng nên cúng dường cho nhiều nhà sư Phật giáo cũng như hoàn thành khóa tu vào ngày 15/7. Khi Mokuren làm những điều đó, mẹ ông thấy nhẹ nhõm hơn. Vì vậy ông rất hạnh phúc và liền nhảy múa với lòng hân hoan. Từ đó mà điệu nhảy vui vẻ này có tên là Bon Odori hay "Vũ điệu Bon".

Sẽ có những sự kiện đốt lửa

Lễ hội này thường được so sánh với Ngày của người chết ở Mexico và Lễ hội ma đói của Trung Quốc. Ý tưởng đằng sau những dịp lễ này tương đối giống nhau. Mặc dù nghe qua thì có vẻ hơi ảm đạm đối với người phương Tây, thế nhưng Obon thực sự là một lễ hội vui vẻ và tràn đầy niềm vui với những điệu nhảy, thức ăn đường phố…

Obon: the Japanese Tradition of Visiting the Graves of Ancestors - Kokoro  Media

Ngày nay, vào ngày đầu tiên của lễ Obon, người Nhật sẽ về quê thăm gia đình và phần mộ của người thân đã khuất. Mọi người sẽ mang những chiếc đèn lồng chochin đến phần mộ, để dọn dẹp, đặt hoa và treo đèn lồng dẫn đường cho linh hồn trở về nhà. Họ gọi linh hồn của tổ tiên trở về nhà trong một nghi lễ gọi là mukae-bon. Ở một số vùng, những ngọn lửa lớn được đốt ở lối vào các ngôi nhà để dẫn đường cho các linh hồn bước vào.

Một số người cũng treo đèn lồng bên ngoài nhà của họ hoặc đốt lửa trại gần nhà. Việc cúng dường trái cây, nến, nhang hoặc các món quà khác cho bàn thờ trong chùa hoặc trưng bày ở nhà cũng là một thông lệ.

A bonfire near Kyoto, Japan (Shutterstock)

Gozan no Okuribi, hay Daimonji là những sự kiện tương đối quan trọng, được diễn ra ở cố đô Kyoto. Theo đó 5 ngọn lửa cách nhau 200m được đốt trên những ngọn núi xung quanh thành phố. Những ngọn lửa tạo thành ký tự tiếng Nhật có nghĩa là “lớn” cũng như hình dạng của cổng torii đánh dấu lối vào ngôi đền.

Các điệu nhảy diễn ra trên khắp Nhật Bản

Trong khi Obon tưởng niệm người chết, thế nhưng đó là một lễ hội khác xa với sự ảm đạm. Trên khắp đất nước, mọi người sẽ ăn mừng với các quầy thức ăn đường phố, pháo hoa, trống taiko và các bài hát địa phương. Các điệu nhảy cũng được tổ chức trong công viên và đền thờ, với những người biểu diễn mặc yukata (kimono bằng vải cotton) và geta (dép xỏ ngón bằng gỗ)...

Awa Odori, Tokushima, Japan (Shutterstock)

Trong đó Awa Odori trên đảo Shikoku là một trong những điệu nhảy vào dịp Obon nổi tiếng và sống động nhất của Nhật Bản, thường thu hút khoảng 1.5 triệu khán giả ngồi trên ghế khán đài. Tại đây các cuộc diễu hành khổng lồ trên đường phố của thành phố sẽ diễn ra.

What Is Obon? A Guide To The Japanese Halloween - Savvy Tokyo

Trong khi đó, Gujo Odori diễn ra ở Gujo, miền trung Nhật Bản đã được chính phủ ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quan trọng. Tại màn trình diễn này, các ca sĩ và nhạc công ngồi trên xe hoa và chơi 10 bài hát trên trống taiko, sáo trúc và đàn shamisen truyền thống. Các bài hát được đi kèm với các điệu nhảy bắt đầu vào buổi tối và tiếp tục cho đến bình minh.

Có thể sẽ có các cuộc diễu hành thuyền giấy

Ngoài khiêu vũ và ca hát, lễ Obon còn được tổ chức với lễ rước thuyền thắp đèn lồng trong tiếng chiêng và trống ở Nagasaki, trên đảo Kyushu phía nam Nhật Bản. Thuyền được cho là chở linh hồn của tổ tiên từ nhà của họ lên với thiên đàng. Những chiếc thuyền bị phá hủy vào cuối cuộc diễu hành.

Floating lanterns, Japan (Shutterstock)

Vào ngày cuối cùng của Obon, người ta thả nến trong đèn lồng giấy ở sông, hồ và biển để dẫn đường cho các linh hồn trở về thế giới của họ trong một nghi lễ được gọi là okuri-bon.

Ăn gì trong lễ Obon?

Để dâng lên tổ tiên, người Nhật quan niệm lễ vật đặc biệt nhất trong lễ Obon là dưa chuột và cà tím. Chúng sẽ lần lượt được tạo thành hình ngựa và bò, như là vật cưỡi linh hồn cho tổ tiên.

What are these veggie creatures used for Japan's Obon holiday?

Ngựa thì nhanh, bò thì chậm. Vì vậy, đến ngày đầu tiên linh hồn về nhà, người ta sẽ cúng ngựa dưa chuột, đến ngày cuối cùng thì thay bằng bò cà tím. Nó thể hiện niềm mong ước của con người là tổ tiên sẽ về nhanh và ra đi từ từ.

What is Obon? Japan's festival for the dead.

Đối với người sống, giống như nhiều ngày lễ quốc gia khác, chẳng hạn như Năm mới, trong O bon nhiều món ăn khác nhau được phục vụ, thậm chí cả trong những quầy hàng rong trên đường phố. Dẫu vậy nhiều người Nhật ăn chay 3 bữa một ngày như một cách thức kính trọng linh hồn.

Những điều cấm kỵ trong lễ Obon

Theo quan điểm truyền thống, không nên treo chuông gió ở đầu giường vì người ta cho rằng tiếng động sẽ mang đến điều không tốt. Ngoài ra cũng đừng treo quần áo vào ban đêm, vì những bóng ma có thể lấy quần áo này để mặc. Vào 3 ngày lễ, đừng ở bên ngoài quá lâu. Ở Nhật Bản, có một câu nói rằng trong lễ hội, ma sẽ đi bộ trên đường phố. Nếu bạn quay lại quá muộn, bạn sẽ gặp chúng và bị bắt cóc.

Ngoài ra cũng đừng trộm đồ cúng dường, đừng chụp ảnh vào ban đêm vì máy ảnh sẽ bắt được những linh hồn xấu, cũng như đừng bơi vì người ta nói rằng những con ma nước ở dưới nước sẽ kéo bạn xuống. Trong dịp này cũng đừng gõ vào vai mọi người, vì con người có ngọn lửa (tâm linh) trên vai, và những con ma sẽ dễ sợ hãi khi đến gần. Cuối cùng là không để dép hướng về phía giường vì linh hồn xấu có thể đoán ra nơi bạn đang ngủ dựa trên hướng và đến ngủ cùng bạn.