ĐỜI SỐNG

Những lưu ý sau khi lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ từ thú cưng

Khai Luân • 07-10-2022 • Lượt xem: 245
Những lưu ý sau khi lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ từ thú cưng

Bệnh đậu mùa khỉ ngay thời điểm hiện tại đang được quan tâm đặc biệt. Giữa động vật và người có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Động vật nuôi cũng phải chú ý đề phòng lây nhiễm.

Thời gian gần đây, bệnh đậu mùa khỉ đang được cả nước biết đến và phòng ngừa nghiêm ngặt. Virus đậu mùa khỉ chủ yếu gây bệnh ở người, bò, ngựa, khỉ… virus thuộc chi Orthopoxvirus, trong họ Poxviridae.

Có nhiều triệu chứng xảy ra từ nhẹ đến mức độ cao. Bệnh cũng có thể tự biến mất trong vài tuần, nhưng ở một số trường hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cao, thậm chí khó lường hơn là dẫn đến tử vong. Nhóm đối tượng nghiêm trọng dễ gây ra tử vong cần lưu ý: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch…

Châu Âu là khu vực hiện đang ở mức nguy cơ mắc bệnh rất cao, còn trên toàn cầu có nguy cơ mắc bệnh đang ở mức độ trung bình.

Ngày 23/7/2022, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus công bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng.

Ngày 3/10/2022, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm đầu tiên bệnh đậu mùa khỉ là chủng Monkeypox virus thuộc clade Iib do Sở Y tế TP.HCM công bố.

Biểu hiện mắc bệnh đầu mùa khỉ của bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam

Bệnh có thể lây nhiễm qua nhiều đường khác nhau như: từ động vật qua người, người qua người và lây từ các đồ vật bị lây nhiễm.

- Lây nhiễm từ động vật qua người: khi bạn vô tình tiếp xúc với các động vật hoang dã, động vật nuôi trong gia đình đang bị bệnh hoặc chết như máu, thịt của chúng mà không mang bảo hộ, cũng như thực phẩm không nấu chính kỹ thức ăn từ động vật.

- Lây nhiễm từ người qua người: tiếp xúc gần với người đang bị bệnh cũng có thể gây ra bệnh như tiếp xúc với da, miệng, mặt thậm chí bao gồm cả quan hệ tình dục. Tỷ lệ lây nhiễm khoảng 50% khi ở chung với người đang mắc bệnh. Bên canh đó, virus cũng có thể lây nhiễm từ những vết thương bên trong miệng qua giọt bắn khi nói chuyện, tiếp xúc gần với người khác. Thai nhi cũng có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ thai nhi.

- Từ các đồ vật bị lây nhiễm: điều dễ xảy ra nhất ở đây là những vật dung như đồ thiết bị điện tử, đồ cá nhân, dụng cụ ăn uống, vật dụng nấu ăn, gối, mền… khi người bệnh chạm hoặc sử dụng thì người không bệnh cầm vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

Động vật và người có thể lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cho lẫn nhau

Để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ từ động vật bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

- Chủ động thông báo với cơ quan thú y, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương khi thấy động vật nghi ngờ có biểu hiện mắc bệnh.

- Người mắc bệnh tránh tiếp xúc gần với động vật như thú cưng…

- Đeo khẩu trang nếu tiếp xúc gần với người có biểu hiện bệnh

- Tránh tiếp xúc gần với người được chuẩn đoán nhiễm virus.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước sạch và dung dịch sát khuẩn tay.

- Đảm bảo thức ăn được nấu chính, vận động, nâng cao thể lực mỗi ngày.