Năm 2022 là năm đầy khó khăn, thách thức đối với ngành y tế, nhưng bên cạnh đó cũng ghi nhận không ít những thành tựu nổi bật về các loại thuốc và phương pháp mới trong việc khám chữa bệnh.
Cấy tủy sống - Niềm hy vọng mới giúp người bị liệt đi lại
Nhà khoa học thần kinh Gregoire Courtine, hiện đang làm việc tại Học viện Công nghệ Lausanne cho biết, ông và nhóm nghiên cứu của mình đã nghiên cứu thành công công nghệ cấy thiết bị điện cực vào tủy sống. Thiết bị này sẽ giúp kích hoạt cơ chân của những người bị liệt, từ đó giúp họ có thể đi lại được.
Theo ông Gregoire, công nghệ này có thể giúp người bị liệt hoàn toàn khôi phục chức năng đi lại chỉ sau vài tháng, bằng phương pháp kích thích điện cực vào tủy sống.
Ông Michel Roccati, một bệnh nhân người Italy bị liệt toàn phần thân dưới sau một vụ tai nạn nghiêm trọng. Cứ ngỡ vĩnh viễn sẽ không đi lại được cho tới khi ông Roccati được điều trị bằng phương pháp cấy ghép tủy sống. Chỉ sau 1 giờ phẫu thuật thành công, ông đã rất vui mừng khi bản thân đã có thể đi lại được sau một thời gian dài.
Kiên trì luyện tập hằng ngày, giờ đây ông Roccati đã có thể đứng và đi bộ chậm rãi gần 1 km dưới sự hỗ trợ của khung đỡ.
Vắc xin điều trị ung thư
Ung thư là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, để điều trị khỏi sẽ là một quá trình rất dài, chi phí cũng vô cùng đắt đỏ. Sau hơn chục năm, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu đột phá về phương pháp điều trị, tuy nhiên kết quả điều trị thực tế trên các bệnh nhân vẫn không mấy khả quan.
Mới đây, Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ đã tuyên bố, giới khoa học đã nghiên cứu ra loại vắc xin đặc trị tế bào ung thư theo công nghệ mRNA, tương tự như vắc xin Covid-19. Loại vắc-xin này có tên là Trastuzumab Deruxtecan, nó có thể làm ngừng quá trình phát triển khối u trong khoảng 10 tháng. Nó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp đẩy lùi hẳn các tế bào ung thư. Vắc-xin sau khi tiêm sẽ hướng dẫn cơ thể sao chép các protein giống hệt như protein trên khối u, giúp kích thích khả năng phản ứng của hệ miễn dịch.
Trị HIV từ cắt ghép tế bào gốc
Theo lời bà Sharon Lewwin - Chủ tịch Hiệp hội phòng chống AIDS quốc tế cho biết, việc cấy ghép tế bào gốc có mang đột biến gen hiếm sẽ có thể tạo ra một hệ thống miễn dịch, giúp người được ghép tế bào gốc có thể kháng lại vi rút HIV. Một bệnh nhân nữ mắc HIV sau khi được ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn của một người hiến tặng đã hoàn toàn khỏi bện
Đây sẽ là tin vui không chỉ đối với cách bệnh nhân HIV, mà còn đối với toàn nhân loại trong công cuộc chiến đấu với căn bệnh này.
Thuốc điều trị Alzheimer
Hai hãng dược lớn của Nhật Bản và Mỹ là Eisai và Biogen đang hợp tác để phát triển loại thuốc có tên là Lecanemab. Đây là loại thuốc có thể làm chậm đi quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer.
Theo các nhà khoa học, người mắc bệnh Alzheimer khi sử dụng thuốc sẽ có khả năng làm giảm quá trình thoái hóa não lên tới 27%. Đây sẽ là tia hy vọng cho nhiều người bệnh Alzheimer, nhất là người cao tuổi.