ĐỜI SỐNG

Những ứng dụng thông thái của vị Tiến sĩ hết lòng mang khoa học công nghệ làm giàu quê hương - TS Nguyễn Thanh Mỹ

Phúc Minh • 29-10-2020 • Lượt xem: 808
Những ứng dụng thông thái của vị Tiến sĩ hết lòng mang khoa học công nghệ làm giàu quê hương - TS Nguyễn Thanh Mỹ

"Người Việt Nam mình rất thông minh, chỉ thiếu môi trường văn minh để sáng tạo thôi, tôi về lại Việt Nam không cần làm gì khác ngoài việc xây dựng môi trường văn minh để người Việt tha hồ sáng tạo. Các bạn xuống Trà Vinh sẽ thấy môi trường làm việc rất là sang trọng, rất đẹp, ngay cả thực phẩm cho nhân viên cũng được chăm lo rất tốt, tự nuôi trồng để làm bữa ăn cho nhân viên, ăn 3 buổi không tốn tiền, nhà ăn rất sang trọng, chúng tôi thường gọi vui là Google Trà Vinh". Đó là những lời tâm huyết của ông Nguyễn Thanh Mỹ -  Tổng Giám đốc Công ty CP RYNAN Smart Fertilizers (Trà Vinh) khi trở về Việt Nam gầy dựng và phát triển những sáng chế riêng của ông vì nền nông nghiệp tại ĐBSCL. Mong muốn của ông chính là tạo ra sự thay đổi ở quê hương và tạo cơ hội đồng đều cho mọi người.

Hiện nay trên thế giới, các nước đã sớm đưa những ứng dụng công nghệ hiện đại của 4.0 vào trong sản xuất – phát triển. Nhiều ứng dụng công nghệ tạo nên thời Cánh mạng công nghệ đã có mặt ở các nước, đặc biệt các nước lân cận với Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore... khiến chúng ta không thể ngồi im.

Tại Việt Nam, những phát kiến trong nông nghiệp, nuôi trồng… đang được đẩy mạnh từng bước. Những người trong cuộc, những nhà kinh tế trực tiếp đang ngày đêm miệt mài tìm một hướng đi thích hợp với mô hình của riêng mình.

Công nghệ 4.0 với rất nhiều thí điểm ở trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật, điện toán đám mây… đều là những điểm đến và đòi hỏi sự đầu tư, nghiên cứu đưa vào ứng dụng với các nhà sản xuất, nuôi trồng… Nền nông nghiệp đang được đẩy mạnh.

Nằm trong xu thế và sự phát triển đó, có những nhân vật tiên phong, đã tạo dấu ấn rõ ràng, mạnh mẽ với lĩnh vực mà mình theo đuổi.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ (phái) - Mylan Group chuyển giao phao quan trắc tại Trà Vinh

Phải kể đến chính là ông Nguyễn Thanh Mỹ -  Tổng Giám đốc Công ty CP RYNAN Smart Fertilizers (Trà Vinh).

Đồng bằng sông Cửu Long vốn là cái nôi của tôm cá, của rất nhiều sản vật nông nghiệp phong phú, dồi dào, là nơi cung cấp sản lượng lớn cho thị trường cả nước và cả xuất khẩu. Nhưng ẩn sâu trong những hình ảnh “được mùa” của tôm, cá, là mồ hôi và trăn trở của những người trong cuộc. Nhất là khi thị trường đóng băng, dịch bệnh, những vấn nạn về cung - cầu cùng những rủi ro khác.

Điều đó buộc chúng ta phải đi tìm một hướng đi mới. Một trong những tìm tòi ấy chính là ứng dụng công nghệ số hóa, tạo ra con đường thành công nhanh nhất.

Có một Việt kiều Canada vốn nổi tiếng với 200 bằng sáng chế, ông từng có mặt ở Đại học Cần Thơ để tham dự hội nghị khoa học “Quản lý đất và Sử dụng phân bón hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp”, cũng từng gây nên tiếng vang ngay khi vừa trở về nước với hàng loạt sáng chế và phát minh khoa học. Ông là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ muốn hướng góc nhìn mới, đó là thông qua giải pháp ứng dụng giải pháp công nghệ để giúp cho nông dân Trà Vinh, quê hương của ông nói riêng và nông dân của vùng ĐBSCL được mở rộng phạm vi địa lý kinh doanh với nhiều lĩnh vực đa ngành.

Tôm sạch từ ao nuôi tới bàn ăn

Ứng dụng mà ông muốn nói tới chính là Rynan Technologies – Đã chứng minh được lợi thế của mình khi được nhiều nông dân hàng ngày cập nhật.

Ở tại Trà Vinh, ông đã cho lắp đặt 2 phao quan trắc đầu tiên, đặt trên sông thử nghiệm, để giúp người dân nuôi tôm canh tác lúa bảo vệ vườn cây trong mùa hạn mặn nặng. Ở Trà Vinh, nơi mà đại bản doanh của TS. Mỹ là Mylan Group đã lắp đặt mạng lưới phao quan trắc tăng lên gần 20 pha nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất – sinh hoạt cho người dân nơi đây.

Hiện nay, giải pháp mới “Ứng dụng công nghệ 4.0” sáng tạo của ông Nguyễn Thanh Mỹ được các nhà chuyên môn đánh giá sản phẩm công nghệ rất cao.

Rynan Technologies được tạo ra trên điện thoại thông minh, kết nối với phao quan trắc được đặt dưới sông, giúp bà con vùng sông bị xâm nhập mặn dễ dàng theo dõi các chỉ số mặn, ô xy hòa tan, nhiệt độ, độ pH… Những thông tin này được gửi lên hệ thống đám mây rồi báo kết quả cho nông dân biết được để cân bằng việc bơm nước vào ao nuôi, hay độ mặn tăng giảm ra sao cho phù hợp…

Những trăn trở, góp sức ấy của tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ  với quê hương ông được nhiều người quan tâm và khâm phục. Ở tuổi sáu mươi, ông mới “khởi nghiệp” mô hình chống xâm nhập mặn cho ĐBSCL bằng những ứng dụng công nghệ cao khiến chúng ta không khỏi băn khoăn. Thế nhưng nhiệt huyết của ông lại chính là điểm tựa đưa ông từng bước thành công. Và thành công này không chỉ với riêng cá nhân tiến sĩ Mỹ mà còn với cả một sự đi lên cho phát triển nông nghiệp ở vùng sông nước Nam Bộ nói chung. Ông nói:

"Mục đích thứ nhất của tôi là muốn cho mọi người biết Việt Nam làm được những thứ mà thế giới muốn làm. Thứ hai tôi mong muốn ứng dụng những công nghệ 4.0 trong đất nước, để làm cánh đồng xanh hơn, nông dân giàu có hơn, thực phẩm an toàn hơn."

Trong thời gian vừa qua, từ năm 2016 ở Đồng bằng Sông Cửu Long , ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp để giúp thực phẩm an toàn hơn, giúp nông dân có thu nhập cao hơn, giúp đất nước giảm được hiệu ứng khí thải nhà kính. Những thiết bị thông minh sử dụng internet để kết nối, những loại phân bón thông minh sử dụng vật liệu nano, những vi sinh... đó là những đề tài chính đã được thảo luận trong hôm nay. Ở Việt Nam, mọi người rất thông minh, sáng tạo, nhất là về công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng như là internet kết nối vạn vật, chúng ta đã thấy có những sản phẩm do chính người Việt Nam sáng chế chứ không phải sản phẩm từ Israel hay là từ Mỹ làm. 

"Người Việt Nam mình rất thông minh, chỉ thiếu môi trường văn minh để sáng tạo thôi, tôi về lại Việt Nam không cần làm gì khác ngoài việc xây dựng môi trường văn minh để người Việt tha hồ sáng tạo. Các bạn xuống Trà Vinh sẽ thấy môi trường làm việc rất là sang trọng, rất đẹp, ngay cả thực phẩm cho nhân viên cũng được chăm lo rất tốt, tự nuôi trồng để làm bữa ăn cho nhân viên, ăn 3 buổi không tốn tiền, nhà ăn rất sang trọng, chúng tôi thường gọi vui là Google Trà Vinh".