ĐỜI SỐNG

Phụ huynh lưu ý bảo vệ con trong ngôi nhà mạng

Bá Phúc • 17-07-2023 • Lượt xem: 2682
Phụ huynh lưu ý bảo vệ con trong ngôi nhà mạng

Mới đây, một số tin như học sinh 15 tuổi bị giễu cợt chỉ vì đạt điểm tối đa cho bài văn dài 21 trang trong 120 phút với những ngôn từ đầy tính bạo lực khiến nhiều phụ huynh nên cẩn trọng trong việc hướng dẫn và bảo vệ con trước không gian mạng.

Đó là một trường hợp điển hình mà khi xảy ra, trẻ cần được bảo vệ trước những đòn tấn công của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn thường loay hoay, bối rối trong việc lên tiếng bảo vệ con.

Trên thực tế, việc nhiều đứa trẻ hay người lớn trở thành nạn nhân của mạng xã hội dường như đã quá quen. Và đã có sự việc xảy ra khiến nhiều phụ huynh cảm thấy rùng mình khi chứng kiến hiện tượng bạo lực ngôn ngữ từ những thiếu niên. Song song đó, những từ ngữ bạo lực đó có thể gây tổn thất lớn đến tinh thần của một đứa trẻ khi mới chập chững bước vào thế giới của người lớn.

Dù ở Việt Nam, văn hóa kính trên, nhường dưới, bao dung người trẻ nhưng đã có không ít người cảm thấy bất bình, phẫn nộ với văn hóa ứng xử của những đám đông giới trẻ cuồng nộ trên mạng xã hội.

Đáng chú ý nhất, trong môi trường văn hóa bắt nạt, tấn công qua mạng xã hội đều do phía người lớn khởi nguồn. Có nhiều trường hợp, lời qua tiếng lại, công kích trên mạng xã hội đã vô tình đập vào mắt con trẻ về một thế giới công nghệ mới với đầy bạo lực ngôn từ.

Hành động công kích bằng ngôn từ của người lớn ảnh hưởng đến lý của trẻ nhỏ.

Từ đó dần hình hình thành những vết thương tâm lý lâu lành ở tuổi vị thành niên, tạo ra nhiều cuộc tấn công mà nạn nhân là trẻ em trên mạng xã hội, gây ra nhiều hậu quả khó lường khi các em chọn cách tiêu cực để phản kháng. Ví dụ như nhiều em gái bị tung video quay lén cảnh hôn bạn trai, bị ghép mặt vào những cơ thể thiếu vải và sau đó là nhận lại những lời phỉ báng, chê trích nặng nề từ phía cộng đồng mạng. Đặc biệt, đa phần nhiều bình luận là của người lớn, khiến cho giới trẻ non nớt, thiếu sức phải kháng đã bất đắc dĩ chọn cách đáp lại bằng cách kết thúc cuộc sống của chính mình.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thống, ông Nguyễn Quang Đồng cho rằng hiện tượng bắt nạt trẻ em của giới trẻ thời đại 4.0 gần đây có thể kể đến căn nguyên sâu xa là do tính ưa phán xét của nhiều người Việt.

Ông Đồng phân tích trên góc nhìn văn hóa và tâm tính của người Việt, ông bày tỏ có thể tìm ra những phương thuốc điều trị những chứng tật của xã hội, để giảm bớt đi những chấn thương tâm lý nặng nề, đặc biệt là trẻ nhỏ từ những lời nhục mạ trên mạng xã hội.

Cha mẹ nên mạnh tay khởi kiện khi con em bị bạo lực, công kích từ mạng xã hội.

Bên cạnh đó, ông còn gợi ý đến các bậc cha mẹ có con bị tấn công trên mạng hãy mạnh dạn kiện những kẻ xúc phạm con bạn ra tòa. Bởi xã hội hiện nay, luật pháp bảo vệ trẻ em đã khá đầy đủ và việc để tòa án phán xử là một hành động văn minh vừa đề bảo vệ con trẻ, vừa đóng góp tiếng nói, phê phán những hành vi sai trái trên mạng xã hội.

Theo ông Đồng, việc để tòa án vào cuộc sẽ có tác dụng lớn trong việc răn đe, ngăn chặn những hành động tấn công tương tự trên mạng xã hội.  Ngoài ra, ông cho rằng các tổ chức bảo vệ trẻ em nên tìm sự hỗ trợ từ các gia đình nạn nhân trong các vụ kiện liên quan đến quyền lợi, bảo vệ trẻ nhỏ. Bởi đó là cơ hội giúp phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức bảo vệ trẻ em ở Việt Nam.

Hình ảnh: Internet