ĐỜI SỐNG

Phụ nữ trên 30 tuổi có nên tiêm loại vắc xin này?

Quỳnh Phương • 28-02-2023 • Lượt xem: 1691
Phụ nữ trên 30 tuổi có nên tiêm loại vắc xin này?

 

Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho trẻ em gái từ 9-12 tuổi. Phụ nữ trên 26 tuổi không được khuyến khích chủng ngừa. Tuy nhiên, những người từ 27-45 tuổi vẫn có thể chủng ngừa nếu có nhu cầu và được sự đồng ý của bác sĩ. Tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi này ít mang lại lợi ích phòng ung thư cổ tử cung do đã tiếp xúc với HPV.

 

Trường hợp phụ nữ từ 30 tuổi, nếu không còn tiêm phòng được vắc xin ung thư cổ tử cung, bạn vẫn có các biện pháp phòng ngừa khác. 

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc sàng lọc và tầm soát để tìm ung thư trước khi có bất kỳ triệu chứng nào. Theo Trung tâm phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) việc tầm soát ung thư cổ tử cung nên được thực hiện như sau.

Khám sàng lọc

Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi

Nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap ở tuổi 21. Nếu kết quả xét nghiệm Pap là bình thường, bạn có thể đợi ba năm cho đến lần xét nghiệm Pap tiếp theo.

Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi

  • Chỉ xét nghiệm Pap: Nếu kết quả là bình thường, 3 năm sau bạn có thể xét nghiệm Pap tiếp theo.

  • Chỉ một xét nghiệm HPV: Đây được gọi là xét nghiệm HPV chính. Nếu kết quả là bình thường, 3 năm sau bạn có thể làm xét nghiệm sàng lọc tiếp theo.

  • Xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm Pap: Đây được gọi là đồng kiểm thử. Nếu cả hai kết quả đều bình thường, năm năm sau bạn có thể làm xét nghiệm sàng lọc tiếp theo.

Phụ nữ lớn hơn 65 tuổi

Đối với phụ nữ đã có kết quả xét nghiệm sàng lọc bình thường trong vài năm. Hoặc phụ nữ đã được cắt bỏ cổ tử cung như một phần của phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung vì các tình trạng không phải ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung, cách chuẩn bị cho xét nghiệm Pap hoặc HPV sẽ như sau.

  • Không nên kiểm tra vào thời điểm đang có kinh, hoặc trước khi có kinh 2 ngày.

  • Không nên thụt rửa âm đạo.

  • Không nên sử dụng tampon.

  • Không nên quan hệ tình dục.

  • Không nên dùng thuốc hoặc kem bôi vào âm đạo.

Tầm soát ung thư 

Hai xét nghiệm được sử dụng trong tầm soát ung thư cổ tử cung là xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV.

Xét nghiệm Pap: Giúp tìm kiếm tiền ung thư, những thay đổi tế bào trên cổ tử cung có thể trở thành ung thư cổ tử cung nếu chúng không được điều trị thích hợp. Trong quá trình xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở rộng âm đạo và kiểm tra âm đạo, cổ tử cung. Đồng thời, thu thập một vài tế bào và chất nhầy từ cổ tử cung và khu vực xung quanh nó. Các tế bào được gửi đến một phòng thí nghiệm để tìm kiếm dấu hiệu ung thư.

Xét nghiệm HPV: Giúp tìm loại vi rút (vi rút u nhú ở người) có thể gây ra những thay đổi tế bào này. 

Phòng ngừa khác

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; quan hệ tình dục lành mạnh một vợ, một chồng… cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020 ước tính có khoảng 604.000 phụ nữ bị mắc mới và 342.000 người tử vong. Khoảng 90% trong số này xảy ra ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

Hai loại virus HPV là Nguyên nhân gây ra gần 50% các trường hợp tiền ung thư cổ tử cung. HPV lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ nhiễm HIV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 6 lần so với người không nhiễm HIV. Tiêm vắc xin ngừa HPV và tầm soát, điều trị các tổn thương tiền ung thư là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả. Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.