Một bộ phim chắc chắn sẽ làm tan chảy cả những trái tim băng giá nhất.
Nói một cách ngắn gọn, Robot Hoang Dã kể về một người máy bị lạc có số hiệu là ROZZUM 7134 (Lupita Nyong'o), khi cô tỉnh dậy trên một hòn đảo hoang không có người ở, cô liền nhận nuôi một chú ngỗng con mồ côi và kết bạn với một chú cáo tinh ranh. Đây là một tiền đề khá chuẩn cho một bộ phim hoạt hình dành cho mọi lứa tuổi.
Câu chuyện (một bản chuyển thể từ bộ truyện dành cho độc giả trẻ của Peter Brown) chứa đầy ý nghĩa trong từng ngóc ngách câu từ, ngay từ khoảnh khắc ROZZUM 7134 (hay gọi tắt là “Roz”) mở mắt ra giữa vùng đất hoang vu xa lạ, cô chẳng biết mình đã đến đó bằng cách nào, nhưng cô vẫn háo hức thực hiện chương trình được lập trình của mình đó là: Tìm kiếm và làm hài lòng những khách hàng tiềm năng. Mặc dù thường nhồi nhét quá nhiều cốt truyện vào một thời lượng phim hạn chế là hơi tham lam, nhưng Robot Hoang Dã đã đến gần với khán giả bằng từng khoảnh khắc sâu sắc và đặc biệt nổi bật. Cho dù thầm lặng hay bùng nổ, thì kết quả cũng sẽ khiến bạn phải rơi nước mắt.
Bộ phim hoạt hình đầu tiên của Chris Sanders với tư cách là đạo diễn độc lập đã thể hiện rõ nét độc bản và có sức ảnh hưởng của mình mà không hề bắt chước phong cách của bất kỳ ai. Thời gian và địa điểm chính xác của Robot Hoang Dã được thiết lập một cách có chủ ý - cuối cùng thì, bối cảnh diễn ra là trong tự nhiên.
Roz về cơ bản là một “con ong thợ” công nghệ, có nhận thức về bản thân bắt nguồn từ việc hoàn thành các “nhiệm vụ” mang tính vụ lợi. Tuy nhiên, điều này bị thách thức khi cô tình cờ gặp và học cách giao tiếp với em bé Brightbill (Kit Connor) và bắt đầu thay đổi cách thức hoạt động của mình một cách nhanh chóng. Cô gần như trở thành mẹ của Brightbill khi sống ở vùng ngoại ô của một cộng đồng động vật hoang dã.
Qua ống kính đầy cảm xúc của Roz – và ánh sáng nội tâm đầy sắc màu của cô giúp làm nổi bật khung cốt truyện của cô ấy – đã góp phần đáng kể vào việc truyền tải tính tò mò cho nhân vật chính máy móc này. Thật thú vị khi xem, nhưng Robot Hoang Dã cũng đem lại một số yếu tố hài hước đáng kinh ngạc.
Chuỗi thức ăn là một phần tự nhiên trong cuộc sống của những loài động vật này, và chúng luôn trong trạng thái kề cận cái chết, điều này dẫn đến một số cảnh “va chạm” hài hước. Tuy nhiên, bộ phim vẫn tìm được “trái tim chủ đề” của mình trong mạch truyện này. Ví dụ, mẹ chồn túi Pinktail do Catherine O'Hara lồng tiếng nuôi dạy con mình với suy nghĩ rằng chúng có thể bị ăn thịt bất cứ lúc nào, nhưng vẫn mang lại một cảm giác ấm áp. Mọi thứ dần trở nên cảm xúc hơn khi cốt truyện chính của bộ phim dần hiện ra. Khi mùa đông đến gần, cách duy nhất để Brightbill có thể sống sót là Roz và Finn (con cáo được nhắc đến ở trên, do Pedro Pascal lồng tiếng) dạy cậu bay. Về cơ bản, bước tiếp theo trong “nhiệm vụ” làm mẹ của Roz là thả Brightbill đi để cậu có thể di cư cùng những người bạn ngỗng khác của mình - một câu chuyện về sự hy sinh khiến trái tim khán giả cực kỳ xúc động.
Có nhiều lớp ý nghĩa phức tạp bất ngờ ẩn trong cốt truyện thấy có vẻ đơn giản này, nó liên quan đến mục đích mà Roz được tạo ra, và cách cô ấy dần dần vượt qua nó theo những cách rất con người khiến cô ấy thấy sợ hãi. Sự đơn giản rõ ràng đã nhường chỗ cho nhiều sự chuyển hướng thú vị, điều này làm thay đổi mạch phim của Robot Hoang Dã, và thậm chí cả thể loại của nó. Trong quá trình này, nó lướt qua câu chuyện chồng chéo dày đặc của mình và lướt qua luôn một số khoảnh khắc ý nghĩa đáng để suy ngẫm. Nhưng khi nó mang đến sự hồi hộp và hoành tráng của một bộ phim hành động, Robot Hoang Dã luôn tìm ra những cách thể hiện biểu cảm và sự thú vị để đưa những cảm xúc hỗn độn của mình ra bên ngoài.
Những điều thú vị trong Robot Hoang Dã
Về phần hình ảnh, bộ phim này cũng có phần đồ họa rất đẹp, bỏ qua sự bóng bẩy và tính chân thực để ưu tiên cho các họa tiết cách điệu, có cảm giác được lấy từ những hình minh họa trong sách thiếu nhi - hoặc đôi khi là những nét vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì màu ở lề sách. Bộ phim khơi dậy trí tưởng tượng giàu có cùng “góc máy” liên tục chuyển động và thay đổi, đặc biệt là khi Robot Hoang Dã không chỉ là về việc tìm thấy được gia đình mà còn nói về sự gắn kết của cộng đồng.
Mặc dù nó có thiết kế và các yếu tố câu chuyện gợi nhớ đến The Iron Giant, Avatar của James Cameron và các tác phẩm của Hayao Miyazaki, nhưng tổng thể, tác phẩm của Sanders lại cực kỳ độc đáo và vô cùng cảm động. Hành trình cá nhân của Roz cũng đầy cảm xúc, khi cô cố gắng hiểu bản năng đang tiến hóa của chính mình và vượt qua được chúng - điều này được cho là một mắt xích trong một cỗ máy thương mại, cuối cùng cô đã góp phần dệt nên toàn bộ cấu trúc xã hội rộng lớn.
Robot Hoang Dã đã đến gần hơn với khán giả bằng từng khoảnh khắc sâu sắc và rạng rỡ.
Điều này hoàn thiện cho một ẩn ý khác của bộ phim: Một sự tương đồng tập trung vào việc làm phim ở Hollywood và sáng tạo nghệ thuật trong hệ thống trường quay. Đây không hẳn là một ranh giới khó có thể vạch ra – các nhiệm vụ của Roz đến từ một công ty có tên là Universal Dynamics; Robot Hoang Dã được sản xuất bởi Dreamworks, nó thuộc sở hữu của Universal Pictures – nhưng bộ phim này thực sự rất đáng xem. Giống như Sanders và nhóm họa sĩ diễn hoạt của ông ấy. Roz phải gắn kết với những người khác, dù cô không phù hợp với họ, đồng thời sử dụng các công cụ của khuôn khổ công nghiệp này, để tạo ra thứ gì đó bất ngờ và bền vững. Theo tôi, họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.
Kết luận
Robot Hoang Dã khai thác tình người, tình nhân loại ở những khía cạnh mà không ai ngờ tới, thông qua câu chuyện về việc nhận con nuôi và đi chệch khỏi con đường mà người khác đã vạch ra cho chúng ta. Roz do Lupita Nyong'o thủ vai là một cỗ máy tuyệt vời được tạo ra bằng trí tưởng tượng, nó thể hiện bản thân thông qua “nhiệm vụ” như làm mẹ và bảo vệ, khi cô nuôi một chú ngỗng con mồ côi (Kit Connor) để sau này nó có thể dang rộng đôi cánh và rời khỏi tổ. Mặc dù đôi khi có cảm giác mạch phim quá nhanh, nhưng những khoảnh khắc rực rỡ, lấy đi nước mắt của nó đã đưa nó lên ngang hàng với những tác phẩm kinh điển như WALL-E và The Iron Giant.