ĐỜI SỐNG

Rối loạn lưỡng cực và những điều cần biết

Thi Thơ • 04-05-2023 • Lượt xem: 863
Rối loạn lưỡng cực và những điều cần biết

Rối loạn lưỡng cực là một dạng bệnh lý tâm thần phổ biến, đặc biệt là trong xã hội hiện đại. Đối với bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực, mỗi ngày trôi qua đều là một cuộc chiến. 

Rối loạn lưỡng cực khác với trầm cảm
Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders) hay còn gọi là rối loạn hưng - trầm cảm là một chứng tâm thần phổ biến hiện nay. Biểu hiện rõ nhất của dạng bệnh này chính là tâm trạng đột ngột hưng phấn quá khích hoặc rơi vào trạng thái u uất, buồn phiền ngay lập tức của người bệnh. 

Rối loạn lưỡng cực có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Tuy nhiên để nhận định rối loạn lưỡng cực là một dạng của trầm cảm và dùng cách điều trị trầm cảm áp dụng cho loại bệnh này là sai hoàn toàn. Thực tế, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm là hai căn bệnh khác nhau cả về triệu chứng, nguyên nhân, gốc lâm sàng cũng như phương pháp điều trị.

Nhiều bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực nhưng biểu hiện hưng phấn, quá khích tột độ lại ít thể hiện nhiều ra bên ngoài hơn trầm cảm, do đó để bác sĩ chẩn đoán chính xác thuộc dạng bệnh nào cũng là một điều vô cùng khó khăn. Đặc trưng của trầm cảm chính là trầm cảm đơn cực còn rối loạn lưỡng cực thường trải qua 3 giai đoạn là: giai đoạn trầm cảm nặng, giai đoạn hưng cảm, hưng phấn và giai đoạn trầm cảm.

Theo các thống kê, tỉ lệ tử vong ở người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng cao hơn so với trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm lý khác. Do đó nếu không phát hiện và điều trị tâm lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. 

Dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực
Tùy theo mức độ mà dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn lưỡng cực ở từng người sẽ khác nhau. Dấu hiệu rõ ràng nhất đối với căn bệnh này chính là rối loạn về cảm xúc. Thông thường, sẽ chỉ có 2 trạng thái chính ở người bệnh đan xen với nhau: hưng phấn tột độ, vui vẻ quá mức và mệt mỏi, ũ rũ cực độ. 

Và dựa theo cảm xúc thì dấu hiệu về hành vi ở người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng như nhau. Người vui vẻ, lạc quan, phấn khích quá mức thì sẽ luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực. Họ sẽ đẩy cảm xúc quá mức không rõ nguyên nhân. Còn đối với trạng thái trầm cảm thì người bệnh sẽ mệt mỏi, lười biếng, không tiếp xúc với ai, suy nghĩ tiêu cực và sẽ nghĩ đến cái chết nhiều hơn. Đây là những dấu hiệu bất thường mà bản thân người bệnh cũng không thể kiểm soát được. 

Điều trị rối loạn lưỡng cực
Đến nay, có thể khẳng định một điều rằng người bị bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Đây là điều khác với các bệnh lý thông thường, về mặt tâm lý, muốn chữa trị khỏi cần rất nhiều sự cố gắng của bản thân người bệnh để chữa lành đứa trẻ bên trong mình. 

Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất ổn về mặt tâm lý, người bệnh cần đến các cơ sở y tế kịp thời. Các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm chẩn đoán, đến khi chẩn đoán được chứng rối loạn lưỡng cực, thông thường các bác sĩ sẽ kê thuốc chứa lithium để giúp người bệnh cân bằng cảm xúc. Và nghiêm trọng hơn, nếu bệnh trở nặng và không thể tiến triển, người bệnh sẽ phải uống lithium cả đời. 

Bênh cạnh việc điều trị bằng thuốc, các bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp tâm lý để ổn định cảm xúc cho bệnh nhân. Ngoài việc đối diện với “đứa trẻ bên trong mình”, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc, tham gia các hoạt động bên ngoài cùng với gia đình, bạn bè nhiều hơn để tránh cho bản thân rơi vào trạng thái vô định một mình. 

Kết hợp với thuốc, liệu pháp tâm lý và sự cố gắng của bản thân, bệnh tình sẽ thuyên giảm và cảm xúc của bệnh nhân sẽ cân bằng trở lại. Việc điều trị có thể kéo dài rất lâu tuy nhiên đó là một việc vô cùng cần thiết để bệnh nhân có thể hòa nhập và trở về lại với cuộc sống bình thường.