ĐỜI SỐNG

Sau đại dịch não bộ của thanh thiếu niên bị lão hóa nhanh hơn

Trung Tú • 13-12-2022 • Lượt xem: 264
Sau đại dịch não bộ của thanh thiếu niên bị lão hóa nhanh hơn

Đại dịch Covid-19 đã gây tổn thất nhiều đến nhân loại. Người bị nhiễm loại vi rút này mặc dù đã hồi phục nhưng vẫn để lại những di chứng như hay quên, tinh thần suy giảm, suy nhược cơ thể… Sau khi đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu về não bộ con người, các nhà nghiên cứu Mỹ tại Đại học Stanford đã báo cáo rằng họ nhận thấy sau đại dịch, não bộ có dấu hiệu lão hóa nhanh hơn, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm và so sánh ảnh chụp cộng hưởng từ của 81 thanh thiếu nhiên Mỹ trước đại dịch và 82 thanh thiếu niên Mỹ sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Kết quả so sánh khiến các nhà nghiên cứu hết sức bất ngờ khi giữa hai nhóm có nhiều sự thay đổi về thể chất của não.

Ông Ian Gotlib - giáo sư tâm lý học của Đại học Stanford đồng thời cũng là người đứng đầu trong nhóm nghiên cứu nói rằng, não bộ con người luôn có sự thay đổi và thường có chu kỳ thay đổi khoảng 3 năm. Sau đại dịch, quá trình phát triển não của con người bỗng nhiên có chiều hướng tăng tốc, khiến cho bộ não của họ cũng nhanh chóng già đi.

Trước việc tốc độ lão hóa của não bộ có chiều hướng tăng nhanh, giáo sư Ian Gotlib và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu đã kiểm tra lại não của tất cả thanh thiếu niên tình nguyện nghiên cứu để xác định rằng việc lão hóa như vậy sẽ tồn tại vĩnh viễn, hay sẽ giảm dần và biến mất theo thời gian. Ở những người cao tuổi, nếu não bộ xảy ra hiện tượng lão hóa sẽ khiến chức năng nhận thức bị suy giảm, còn đối với nhóm thanh thiếu niên hiện vẫn chưa ghi nhận tình trạng suy giảm nhận thức nào do lão hóa não.

Trong tạp chí Biological Psychiatry: Global Open Science, nhóm nghiên cứu của giáo sư Ian Gotlib có công bố, nhóm nghiên cứu hiện tại đã được sự chấp nhận của một số thanh thiếu niên thuộc tiểu bang California để tham gia cuộc nghiên cứu não bộ và những tác động đến sức khỏe tâm lý, sự căng thẳng của tuổi mới lớn. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra lời đánh giá về các nguyên nhân cấu tạo nên bệnh trầm cảm.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, giáo sư Ian Gotlid đã lắng nghe nhiều thanh thiếu niên thuật lại về những khó khăn mà họ đã trải qua trong mùa dịch Covid-19. Giáo sư tin rằng những vấn đề này đã gây ảnh hưởng nghiệm trọng về các vấn đề tâm sinh lý, nội tâm, phát sinh nhiều triệu chứng lo lắng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý, nhất là bệnh trầm cảm.

Kết quả nghiên cứu của giáo sư Ian Gotlid đã chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nhân loại, điển hình nhất là sức khỏe tâm thần.