Điện thoại thông minh là một công cụ quá quen thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Sử dụng điện thoại đã trở thành thói quen phổ biến trong cộng đồng ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích tuyệt vời mà điện thoại mang lại thì nó còn có những tác động khó lường đến toàn bộ hệ thần kinh.
Những căn bệnh về mắt
Ai ai cũng biết ánh sáng phát ra từ chiếc điện thoại có hại cực kì cho “cửa sổ tâm hồn” của chúng ta. Đa số mọi người đều không ý thức được việc giữ gìn và bảo vệ đôi mắt, thường xuyên nằm xem điện thoại, chằm chằm đôi mắt vào điện thoại trong bóng tối, môi trường thiếu sáng hay không có thói quen nhắm mắt nghỉ ngơi sau thời gian dài sử dụng.
Những vấn đề trên dẫn đến một loạt hệ lụy ảnh hưởng đến hệ thần kinh thị giác. Một số vấn đề thường nhận thấy chính là khô mắt, mỏi mắt, mắt bị đỏ và đau, mắt dần bị mờ dẫn đến các bệnh cận thị, loạn thị,… Đừng chậm trễ nếu bạn phát hiện những dấu hiệu trên. Hãy yêu thương và chăm sóc cho thị lực bản thân để đôi mắt luôn khỏe mạnh nhé.
Gây mất ngủ triền miên
Chúng ta hay có thói quen cầm điện thoại để lướt tin hay xem video một chút trước khi đi ngủ. Bấm điện thoại làm chúng ta quên bẵng thời gian trôi qua, dần dần vượt qua giờ mà đáng lý ra bạn phải ngủ.
Bên cạnh đó, màn hình điện thoại còn phát ra những ánh sáng bức xạ có thể gây nên căn bệnh mất ngủ kéo dài. Ánh sáng mà màn hình phát ra được gọi là ánh sáng xanh có thể gây ức chế sản xuất ra chất điều hòa giấc ngủ là hormone melatonin ở não. Những ánh sáng xanh này có tính chất tương tự ánh sáng ban ngày, làm cơ thể ta bị “đánh lừa” rằng trời vẫn còn sáng dù đã tối muộn.
Gây trầm cảm, lo âu
Bạn có biết đa số những người mắc bệnh trầm cảm hay căng thẳng quá mức đều có ít nhất một điểm chung là có thói quen sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều. Nguyên nhân là tia bức xạ kích thích căng thẳng thần kinh não, từ đó sinh ra cảm giác lo âu muộn phiền.
Mặt khác, những nội dung tiêu cực trên mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý người xem, khiến ta dễ bị cô lập với xã hội.
Làm giảm trí nhớ và độ tập trung
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khi cơ thể tiếp xúc với tia bức xạ phát ra từ màn hình điện thoại trong vòng 2 phút dẫn đến khả năng phòng vệ của não sẽ bị giảm dần. Từ đó, các bệnh thần kinh và các bệnh liên quan não như bệnh giảm trí nhớ hay bệnh parkinson có nguy cơ tăng cao.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các chứng rối loạn khó tập trung. Các bậc cha mẹ nên để ý và chỉ nên cho phép con em mình sử dụng điện thoại ở khoảng thời gian nhất định.
Những hội chứng tâm lý
Việc sử dụng điện thoại quá nhiều có thể khiến con người hình thành hội chứng Nomophobia, một hội chứng lo sợ khi không có điện thoại ở bên. Những người mắc chứng này sẽ luôn trong tình trạng bất an vì không có “dế yêu” bên cạnh, bởi quá quen thuộc với sự tồn tại thường xuyên của nó.
Bên cạnh Nomophobia, hội chứng FOMO cũng dễ nhận thấy ở nhiều người bị “nghiện” điện thoại. FOMO ám chỉ những người sợ bị lãng quên, lo lắng bồn chồn bởi những ý nghĩ ganh đua của người xung quanh. Những người mắc chứng FOMO hay có biểu hiện liên tục kiểm tra thông báo từ mạng xã hội như Facebook, Email, báo chí,… họ sợ rằng mình sẽ bị bỏ lỡ thông tin nào đó đang diễn ra ở mạng xã hội ảo.
Đau nhức cổ và tay
Thuật ngữ “text neck” nói về những người bị đau cổ do liên tục cúi đầu nhìn màn hình điện thoại. Việc liên tục cúi nghiêng đầu để nhìn điện thoại dễ tăng áp lực lên cột sống và cổ tử cung lên đến 60 lần, từ đó thường xuyên cảm nhận được sự ê ẩm từ những cơn đau nhức ở lưng và cổ trên.
Năm 2013, thuật ngữ “text claw” được phổ biến rộng rãi để mô tả tình trạng chuột rút và đau nhức ở những người có thói quen cầm và sử dụng điện thoại quá nhiều. Đa số mọi người hay sử dụng ngón cái để bấm vào màn hình, điều này khá nguy hiểm vì phạm vi hoạt động của ngón cái khá ngắn, dễ bị tổn thương nếu đi ngoài vùng di chuyển của nó.