ĐỜI SỐNG

Sự tò mò mở đầu cho một mối quan hệ mật thiết

Nina • 11-09-2024 • Lượt xem: 311
Sự tò mò mở đầu cho một mối quan hệ mật thiết

Người có sự tò mò thường có những phản ứng ít bốc đồng và nhiều tích cực hơn. Nghiên cứu cho thấy sự tò mò tương quan với sự nâng cao mức độ thân mật ngay cả trong những tương tác nhỏ. Sự tò mò giúp chúng ta mở lòng với quan điểm của người khác.

Bức tranh về các mối quan hệ giữa con người là một bức tranh đa sắc. Chúng ta có tình bạn, anh chị em ruột, bạn đời, con cái, cha mẹ và vô số mối liên kết khác. Mỗi sợi dây gắn kết chúng ta với người khác đều độc đáo như dấu vân tay. Một số mối quan hệ thì gần gũi, trong khi những mối quan hệ khác lại căng thẳng hoặc thậm chí trở nên xa cách. Không phải chiến lược giao tiếp nào cũng phù hợp với mọi khía cạnh. Ở một mức độ nào đó, điều này đúng. Tuy nhiên, như Walt Whitman đã nói: "Hãy tò mò, đừng phán xét." - và hai điều này có thể mang lại lợi ích cho hầu hết mọi mối quan hệ.

Trở nên tò mò

Khi nói đến các chiến lược giao tiếp, hầu hết mọi người nghĩ đến những điều như thiết lập ranh giới, lắng nghe và thương thuyết. Tuy nhiên, sự tò mò có thể là nền tảng để trở thành chiến lược gia thành công trong việc kết nối. Đây là cánh cổng đến với việc hiểu thấu người khác và nâng cao hiệu suất trong hầu hết mọi nỗ lực xã hội.

Nghiên cứu của Todd Kashdan và đồng nghiệp đã chỉ ra rằng:

- Sự tò mò tương quan với việc giảm mức độ gây hấn giữa các cá nhân (2013). Nó cho phép chúng ta lắng nghe nhau trước khi đưa ra giả định hoặc kết luận.

- Đặc trưng này đồng thời giúp chúng ta tiếp thu những gì chúng ta và người khác có thể đang nghĩ hoặc cảm thấy vào bất cứ lúc nào (Drozek, 2018), đây được gọi là tư duy hóa, rất cần thiết khi giao tiếp với người khác.

- Một nghiên cứu khác của Kashdan và các đồng nghiệp của sinh viên đại học phát hiện ra rằng những người tham gia nào có sự tò mò sẽ cảm thấy gần gũi với người khác hơn trong các tương tác thân mật và trò chuyện xã giao (2011).

Sự tò mò giúp chúng ta mở ra những mối quan hệ mới và cho phép chúng ta thân thiết với nhau. Ngay cả trong các mối quan hệ mà hầu hết các tương tác đều mang tính thù địch, sự tò mò có thể cho phép chúng ta phản ứng hiệu quả hơn. Thông thường khi xảy ra những trường hợp này, ta khó có thể tưởng tượng tại sao họ lại hành động như vậy. Chúng ta có thể nghĩ rằng họ vô lý hoặc họ là những kẻ ngốc không có sự suy ngẫm sâu sắc về nguyên nhân. Tuy nhiên, thông tin có thể lại rất quan trọng để thành công trong cuộc nói chuyện.

Đối với những người muốn gây dựng sự tò mò thì có thể bắt đầu từ những bước nhỏ, như đặt câu hỏi về hình xăm của ai đó, dành thêm chút thời gian để lắng nghe câu chuyện của ai đó hoặc suy ngẫm lập trường của người khác trước khi bác bỏ.

Hãy lắng nghe nhau trước khi đưa ra lời đánh giá - Ảnh: Pexels

Ngừng phán xét

Chúng ta dễ bị mắc kẹt trong những phán đoán của mình. Chúng ta có thể nghĩ rằng chẳng đáng để kết bạn với một người ngay trước khi có cơ hội tìm hiểu về họ. Tương tự như vậy, chúng ta có thể gắn nhãn người khác và định nghĩa họ, rồi đưa ra ngay kết luận vội vàng cả khi biết về chức nghiệp của họ.

Hãy tưởng tượng một thợ sửa ống nước. Và giờ hãy tưởng tượng một giáo viên. Bạn có hình ảnh cụ thể nào trong đầu không? Bạn có đoán được những người này là ai, sở thích của họ hay liệu họ có phải là người mà bạn có thể liên quan tới không? Đôi khi những ý này có thể giúp bạn tìm ra những điểm chung giữa họ và chính bạn. Tuy nhiên thường thì sự đánh giá có thể cản trở điều đó dù đôi khi nó chỉ là cơ chế tự động. Thay vào đó, ta cần sử dụng một cách thức thông minh để có thể bất chấp những định kiến hay phán xét kia và tìm tòi câu chuyện.

Kết luận

Thông qua sự tò mò và buông bỏ phán đoán, chúng ta tự cho mình cơ hội tốt nhất để trở nên liên quan mật thiết lẫn nhau.