Tức giận là một cảm xúc cần thiết, nhưng khi không thể kiểm soát và quản lý cảm xúc của bản thân thì nó trở thành một vấn đề. Hãy cùng đọc bài viết để tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn đến sự tức giận của bản thân bạn nhé!
Vậy tức giận là gì?
Sự tức giận là phản ứng tự nhiên và là bản năng đối với các mối đe dọa. Một số mức độ tức giận là cần thiết cho sự sinh tồn của chúng ta. Tuy nhiên, sự tức giận sẽ trở thành vấn đề khi bạn gặp khó khăn trong việc quản lý nó, khiến bạn nói hoặc làm những điều mà bạn hối tiếc sau này.
Một nghiên cứu năm 2010 từ nguồn đáng tin cậy cho thấy rằng sự tức giận không kiểm soát được là có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Nó cũng có thể nhanh chóng leo thang thành bạo lực về lời nói hoặc thể chất, gây hại cho bạn và những người xung quanh.
Vậy nguyên nhân khiến chúng ta tức giận là gì?
Nhiều yếu tố có thể kích hoạt sự tức giận, bao gồm căng thẳng, vấn đề gia đình và vấn đề tài chính. Đối với một số người, sự tức giận xuất phát từ một rối loạn tiềm ẩn như rối loạn sử dụng rượu hoặc trầm cảm. Bản thân sự tức giận không được coi là một rối loạn, nhưng nó là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra vấn đề về sự tức giận:
1. Trầm cảm
Sự tức giận có thể là một triệu chứng của trầm cảm, liên quan đến cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài ít nhất 2 tuần. Sự tức giận có thể bị kìm nén hoặc bộc lộ ra ngoài, và cường độ của nó cũng như cách bộc lộ có thể khác nhau tùy từng người. Nếu bạn bị trầm cảm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như cảm thấy mất năng lượng, tuyệt vọng và luôn có suy nghĩ tự làm hại bản thân.
2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần liên quan đến những suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế. Một người mắc OCD có những suy nghĩ, thôi thúc khiến họ phải làm điều gì đó lặp đi lặp lại. Ví dụ, họ có thể thực hiện một số nghi thức nhất định, chẳng hạn như đếm số hoặc lặp lại một từ hoặc cụm từ, vì một niềm tin vô lý rằng điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra nếu họ không làm như vậy.
Một nghiên cứu năm 2011 từ nguồn đáng tin cậy cho thấy rằng sự tức giận là một triệu chứng phổ biến của OCD. Nó ảnh hưởng đến khoảng một nửa số người mắc OCD. Sự tức giận có thể xuất phát từ sự thất vọng khi không thể ngăn chặn những suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế, hoặc khi có ai đó hoặc điều gì đó cản trở khả năng thực hiện nghi thức của bạn.
3. Lạm dụng rượu
Nghiên cứu từ nguồn đáng tin cậy cho thấy rằng uống rượu làm tăng tính hung hăng. Rượu là một yếu tố góp phần trong khoảng một nửa số tội phạm bạo lực được thực hiện trên toàn thế giới. Lạm dụng rượu đề cập đến việc tiêu thụ quá nhiều rượu trong một lần hoặc thường xuyên. Rượu sẽ làm giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng và ra quyết định hợp lý. Nó ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát xung động của bạn và khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc hơn.
4. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh được đánh dấu bởi các triệu chứng như thiếu chú ý, tăng động, và bốc đồng.
Các triệu chứng thường bắt đầu từ thời thơ ấu và tiếp tục suốt cuộc đời của một người. Một số người không được chẩn đoán cho đến khi trưởng thành, đôi khi được gọi là ADHD ở người lớn. Sự tức giận và tính nóng nảy cũng có thể xuất hiện ở những người mọi lứa tuổi bị ADHD. Sẽ có các triệu chứng như là bồn chồn, khó tập trung.
5. Rối loạn đối kháng (ODD)
Rối loạn đối kháng (ODD) là một rối loạn hành vi ảnh hưởng đến từ 1% đến 16% trẻ em trong độ tuổi đi học. Các triệu chứng phổ biến của ODD chính là những người có tinh cách nóng nảy, dễ tức giận và cáu kỉnh. Trẻ em mắc ODD thường dễ bị người khác làm phiền và có thể có tính cách bướng bỉnh, tranh cãi.
6. Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn não gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong tâm trạng của bạn. Những thay đổi tâm trạng dữ dội này có thể dao động từ hưng phấn đến trầm cảm, mặc dù không phải tất cả mọi người mắc rối loạn lưỡng cực đều trải qua trầm cảm. Nhiều người mắc rối loạn lưỡng cực có thể trải qua những giai đoạn tức giận, cáu kỉnh, và tức tối. Trong một số giai đoạn bạn có thể rất dễ kích động và thực hiện các hành vi liều lĩnh. Mặc khác, trong một số giai đoạn trầm cảm, bạn có thể cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, hoặc muốn khóc
7. Sự đau buồn
Sự tức giận là một trong những giai đoạn của sự đau buồn, thất vọng. Sự đau buồn có thể đến từ cái chết của người thân, ly hôn hoặc chia tay, hoặc mất việc. Sự tức giận có thể được hướng vào người đã chết, bất kỳ ai liên quan đến sự kiện, hoặc các vật thể vô tri.
Vậy liệu sự tức giận có ảnh hưởng gì đến bản thân họ không?
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy rằng sự tức giận cũng gây ra sự tăng testosterone và giảm cortisol ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bạn, bao gồm tim, não, và cơ bắp. Bên cạnh đó cũng có nhiều cảm xúc đi kèm với sự tức giận chẳng hạn như cảm giác tội lỗi, căng thẳng, lo âu,...
Các dấu hiệu và triệu chứng thể chất của sự tức giận bao gồm:
- Huyết áp tăng
- Nhịp tim tăng
- Cảm giác ngứa râm ran
- Căng thẳng cơ bắp