Triệu chứng tai biến mạch máu não hay còn có tên khác là đột quỵ não tưởng rằng chỉ có những người lớn tuổi mới mắc phải nhưng hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng xảy ra ở những người trẻ ngày càng nhiều hơn.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ não là tình trạng máu và oxy ngừng cung cấp đi lên não bộ dẫn đến các tế bào não không có oxy và máu đi lên, làm các tế bào này sẽ chết chỉ trong vài phút. Bệnh này được xếp vào căn bệnh gây ra tử vong chỉ sau bệnh ung thư.
Người bị bệnh này sẽ có thể hôn mê, bị liệt nửa người hoặc liệt toàn thân tùy vào vùng não bị tổn thương. Tình trạng tệ hơn có thể như người thực vật, tử vong. Triệu chứng tai biến này sẽ có 2 dạng là chảy máu não chiếm 15% các trường hợp đột quỵ và thiếu máu đưa lên não hay còn gọi là nhồi máu não sẽ xảy ra ở các trường hợp khác. Trong đó, nguyên nhân chính của chứng đột quỵ là nhồi máu do sơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và một số nguyên nhân khác như tắc mạch máu cũng như lối sống, thói quen thiếu sự lành mạnh.
Hình minh họa
Tại sao đột quỵ lại có hướng trẻ hóa?
Đột quỵ, như trước đây chỉ có xảy ra ở người lớn tuổi nên dẫn đến sự chủ quan ở người trẻ khiến họ ít chú trọng đến sức khỏe của mình. Vì vậy nhiều người trẻ khi nhập viện được chẩn đoán là bị đột quỵ thường tỏ ra ngạc nhiên. Đột quỵ ở người trẻ thường là do một số các bệnh về tim mạch, mạch máu não bị dị dạng, bệnh tăng huyết áp trong đó bệnh cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc đột quỵ. Đi kèm với đó là một số nguyên nhân khác như việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kích ứng gây ra viêm hoặc vỡ mạch máu. Bên cạnh đó là do đời sống và một số những thói quen sinh hoạt thiếu sự lành mạnh.
Các nghiên cứu đã cho biết lối sống và một số những thói quen của người hiện đại ngày nay ảnh hưởng lớn đến việc tình trạng trẻ hóa của tai biến mạch máu hay gọi là đột quỵ chiếm tới 10% trường hợp xảy ra ở những người dưới 50 tuổi..
Bệnh tim: Bất cứ người nào có tình trạng bất thường về cấu trúc của tim hay nhịp tim không đều cũng sẽ có khả năng dẫn đến chứng đột quỵ.
Rối loạn đông máu: Tình trạng làm tăng xu hướng đông máu giảm hồng cầu hoặc tiểu cầu khi di chuyển trong cơ thể cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm: Các tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm bị biến dạng có thể chặn các động mạch và mạch máu làm tăng nguy cơ xảy ra chứng đột quỵ (Nguy cơ này xảy ra ở người trẻ tuổi mắc bệnh này cao hơn 200 lần so với những người trẻ không mắc phải bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm).
Tình trạng trao đổi chất: Các tình trạng như bệnh Fabry (bệnh rối loạn chuyển hóa có tính di chuyền) có thể khiến cơ thể bạn phát triển các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ như thu hẹp mạch máu cung cấp lên não, huyết áp cao hay mức cholesterol bất thường.
Hình minh họa
Nhóm người có nguy cơ bị đột quỵ.
- Người thừa cân, béo phì với nguy cơ cao về bệnh tim mạch, lượng cholesterol tăng cao dẫn đến nhóm người này có thể bị đột quỵ cao.
- Người bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid và những người bị huyết áp tăng giảm bất thường.
- Người thường xuyên sử dụng những sản phẩm có cồn như rượu bia hay các chất kích thích dễ bị sơ vữa động mạch dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ.
- Người thiếu các hoạt động thể chất như tập luyện thể thao, ít vận động để rèn luyện sức khỏe và những người thường xuyên bị căng thẳng, stress, hay thức khuya dẫn đến ảnh hưởng tuần hoàn máu cũng sẽ gặp nguy cơ bị đột quỵ.
- Ở nữ giới có thêm một nguy cơ dẫn đến đột quỵ nữa là việc sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, liên quan tới việc làm tăng nguy cơ tụ máu thành huyết khối, việc này chiếm tới 87% trong tổng số ca đột quỵ
- Một nguyên nhân khác nữa dẫn đến tình trạng đột quỵ ở người trẻ đó là việc tắm vào ban đêm.
Bình thường nhiệt độ của cơ thể là 37°C. Càng về đêm thì mức nhiệt của môi trường bên ngoài cũng sẽ giảm ngay cả nhiệt độ nước cũng vậy, nếu bạn tắm bằng nước lạnh sẽ gây ra hiện tượng co thắt mạch máu cản trở lưu thông máu đến các vùng dẫn đến tình trạng đau đầu,vai gáy.... sẽ trở thành những bệnh gây nguy hiểm tệ hơn là nguy cơ bị đột quỵ rất cao.
Triệu chứng đột quỵ não và dấu hiệu để nhận biết
Người bị đột quỵ sẽ thường có các triệu chứng được chia thành 2 dạng dưới đây:
Tình trạng nhẹ: người bệnh sẽ bị rối loạn cảm xúc, đau đầu dữ dội 50%, chóng mặt, ù tai choáng, tay chân run không giữ được thăng bằng, không cầm nắm được đồ vật dù là rất nhỏ và nhẹ, nói chuyện bỗng dưng mất kiểm soát không nói được, suy giảm trí nhớ và chứng mất ngủ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị bệnh.
Tình trạng nặng: sẽ bị liệt nửa người dẫn đến giảm khả năng vận động, đồng thời sẽ bị liệt nửa mặt cùng bên hoặc khác bên với phần bị liệt nửa thân dẫn đến dễ bị chảy nước rãi bên liệt, nhân trung bị lệch, nói ngọng hoặc không nói được. Người bệnh sẽ gặp những khó khăn trong việc ăn uống như nuốt khó, ăn uống hay bị sặc.... Tình trạng nặng hơn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong trong 48 giờ.
Quy tắc để phát hiện đột quỵ như sau:
Qua cụm từ BE FAST được viết tắt giúp người bệnh và thân nhân dễ ghi nhớ về những triệu chứng của đột quỵ phát hiện và cấp cứu kịp thời đối với người bị đột quỵ
BE FAST cụm từ gồm 6 chữ cái, mỗi chữ sẽ mô tả 1 triệu chứng của bệnh đột quỵ để nhận biết được kịp thời.
Balance (thăng bằng): mô tả triệu chứng đột ngột mất thăng bằng, đau đầu dữ dội, chóng mặt và mất khả năng vận động.
Eyesight (thị lực giảm): thể hiện bệnh nhân bị mờ mắt do giảm thị lực hoặc dẫn đến mất thị lực của 1 hay 2 mắt.
Face (khuôn mặt): bị biến đổi khuôn mặt, có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung bị lệch, thể hiện khi bệnh nhân cười là rõ nhất.
Arm (tay): khó hoặc không cử động được tay chân, tê liệt nửa cơ thể. Cách nhận biết nhanh nhất là yêu cầu người bệnh đưa 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
Speech (nói): Người bệnh sẽ khó nói, phát âm không rõ, nói bị dính chữ, nói bị ngọng bất thường. Có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi bị đột quỵ lặp đi lặp lại 1 câu đơn giản bạn nói.
Time (thời gian): khi phát hiện triệu chứng trên cần gọi hay đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Hình minh họa
Cách phòng tránh bệnh đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ đến từ các bệnh tim mạch, mỡ máu cao... Vậy nên chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng để quyết định đến các bệnh này, vậy nên ăn uống hợp lý cũng giúp phòng ngừa nguy cơ bị đột quỵ..
Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu ngũ cốc, thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành... các thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh các loại thực phẩm nhiều chất béo, và các loại thực phẩm chứa nhiều đường như nước uống có ga, bánh kẹo.
Tập thể dục và vận động hàng ngày: Tập thể dục và vận động giúp máu trong cơ thể có thể tuần hoàn, lưu thông tốt hơn giúp nâng cao sức khỏe và giúp nhịp tim khỏe mạnh. Một nghiên cứu cho biết việc tập thể dục và vận động 30 phút mỗi ngày, 4 lần đối với mỗi tuần sẽ giúp bạn giảm các bệnh tim mạch cũng như những nguy cơ bị đột quỵ.
Không sử dụng thuốc lá và các chất có cồn: Thuốc lá và các chất có cồn làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bạn và những người xung quanh. Rượu bia hay các chất có cồn cũng vậy, việc bỏ thuốc lá 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút...
Giữ ấm đối với cơ thể: Cơ thể nhiễm lạnh có thể dẫn đến việc bị tăng huyết áp, áp lực bị đồn lên mạch máu dẫn đến vỡ mạch máu, vì vậy người lớn tuổi hay trẻ nhỏ cần giữ ấm cho cơ thể của mình trong thời tiết lạnh giá như bây giờ đối với miền Bắc .
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ra những nguy cơ có thể xảy ra đột quỵ nhất là đối với những người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu.
Người trẻ cần xây dựng cho mình những thói quen và lối sống lành mạnh để có một sức khỏe tốt và phòng tránh được nguy cơ bị đột quỵ.