ĐỜI SỐNG

Tại sao nên dạy cho trẻ tiếp xúc với kiến thức tài chính sớm?

Hoa Vu • 06-12-2022 • Lượt xem: 755
Tại sao nên dạy cho trẻ tiếp xúc với kiến thức tài chính sớm?

Trong xã hội hiện nay, việc giáo dục con cái rất quan trọng. Đặc biệt là đối với nền kinh tế đang chịu nhiều biến động như hiện nay thì kiến thức về tài chính là thứ rất cần thiết để trang bị không chỉ đối với người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ. Nhiều người nghĩ trẻ nhỏ thì không nên tiếp xúc với tiền sớm, nhưng điều đó có thực sự đúng hay không? 

Khi nào phụ huynh nên để trẻ tiếp xúc với kiến thức về tài chính?

Khi nói về kiến thức tài chính hay vấn đề liên quan đến quản lý tiền, thì nhiều bậc phụ huynh có những ý kiến như:“Đây là vấn đề nhạy cảm hay trẻ nhỏ thì không nên tiếp xúc với tiền sớm, như thế sẽ làm mất đi tuổi thơ của trẻ”. Nghiên cứu của một trường Đại học tại Anh đã chỉ ra rằng thói quen tài chính của trẻ được hình thành từ các bé 7 tuổi, đây cũng là một lời nhắc cho các bậc phụ huynh nên để trẻ được vun bồi kiến thức về tài chính cũng như tiền sớm nhất có thể. Trẻ em sẽ chú ý, quan sát hơn những gì ta nghĩ. Phụ huynh nên chú trọng và cần có phương pháp giáo dục sớm về tài chính giúp cho trẻ định hướng vai trò, hiểu những giá trị của đồng tiền đem đến. Nhất là biết cách quản lý tài chính ngay từ lúc biết sử dụng tiền chi tiêu. Càng để trẻ tiếp xúc với kiến thức về tài chính và quản lý tài chính sớm bao nhiêu, thì trẻ sẽ có những cơ hội học tập về quản lý tiền của bản thân hợp lí hơn, cũng như sẽ có nền tảng về kiến thức tài chính vững chắc hơn khi trưởng thành.

Tại sao lại cần dạy kiến thức tài chính cho trẻ?

Sử dụng tiền là điều tất yếu trong cuộc sống

Ngày từ khi mới sinh ra cho đến khi 6 tuổi trẻ sẽ không có bất kỳ một khái niệm nào về tiền bạc lúc nhỏ, thì về sau trẻ cũng sẽ cần học về điều đó. Trẻ sẽ bắt đầu cần cũng như sử dụng tiền để mua đồ chơi, tham gia vào các trải nghiệm và các hoạt động xã hội như các buổi hòa nhạc với, trò chơi đường phố hay đi công viên giải trí...

Dạy trẻ về kiến thức tài chính ngay bây giờ sẽ giúp trẻ hiểu“không phải lúc nào cũng có được thứ trẻ muốn”. Để trẻ tiếp xúc với kiến thức về tài chính sớm không chỉ  giúp trẻ có trách nhiệm với tiền mà còn góp phần hạn chế những thứ không đáng hay chi trả để có được.

Tiếp xúc với kiến thức về tài chính sớm giúp trẻ tự tin hơn khi trưởng thành.

Người trưởng thành hiện nay đang vật lộn để xử lý những khó khăn về tài chính của họ. Theo số liệu thống kê ở Mỹ 50% số người dân không có khoản tiết kiệm ở mức 400 đô la để chi trả cho các trường hợp cấp thiết về tài chính. Để trẻ tiếp xúc với kiến thức về tài chính và quản lý tài chính sớm giúp trẻ hình thành thói quen tốt đối với tiền và có mối quan hệ tốt hơn với những khoản tiền làm ra khi trưởng thành.

Nếu trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giúp trẻ tiết kiệm, đầu tư, chi tiêu và cho đi, trẻ sẽ học được cách tích lũy, lập kế hoạch, quản lý tài chính và đầu tư cho tương lai. Những thói quen tài chính được hình thành sớm thì trẻ sẽ dễ chấp nhận khi trưởng thành.

Hiểu về kiến thức tài chính giúp trẻ giảm lo lắng khi trưởng thành.

Vào năm 2020, chỉ số thống kê đã chỉ ra có khoảng 68% trẻ lo lắng về tài chính của cha mẹ mình và điều này có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm lý của trẻ như lo lắng, PTSD hay triệu chứng trầm cảm...

Các nhà tâm lý học khi tìm hiểu về sức khỏe tâm thần đã phát hiện tiền ảnh hưởng đến trẻ nhiều hơn những gì người lớn đã nghĩ. Cũng vì trẻ có thể chịu đựng được căng thẳng của người lớn và học theo, nên cũng không ngạc nhiên rằng các vấn đề tài chính đều có thể ảnh hưởng đến trẻ.

Hiểu về kiến thức tài chính sẽ hỗ trợ trẻ đưa ra nhiều quyết định về tài chính quan trọng khi lớn lên.

Những quyết định quan trọng khi bước ra cuộc sống như việc học đại học, mua xe, mua nhà hay nhận công việc đầu tiên thường sẽ xảy ra trước hoặc sau độ tuổi 30. Những thanh niên chưa có nền tảng về kiến thức tài chính cũng như quản lý tài chính nhưng lại cần thực hiện một số giao dịch mua bán sẽ có nguy cơ đưa ra những quyết định sai hoặc có thể đẩy họ vào tình trạng nợ nần.

Dạy trẻ kiến thức về tài chính ngay từ bây giờ là cách phòng tránh khi rủi ro, không chi tiêu nhiều hơn so với số tiền kiếm được sau này và giúp trẻ có những quyết định đúng với kiến thức có được về sau khi đã lớn.

Vậy làm sao để trẻ tiếp xúc với kiến thức về tài chính?

Người lớn thường coi đây là một vấn đề nhạy cảm khi nói với trẻ. Họ cho rằng con mình còn nhỏ không cần thiết phải quan tâm đến việc đó, hay sợ con mình khi tiếp xúc với những kiến thức đó sớm sẽ tạo áp lực về đồng tiền đối với con mình dẫn đến thực dụng, vật chất hóa trong cuộc sống.... Nhưng kiến thức về tài chính thực sự rất cần thiết, vậy làm sao để trẻ tiếp xúc với những điều đó mà không tạo ra áp lực?

Đơn giản câu chuyện tiền bạc khi nói với trẻ

Trẻ sẽ không biết nguồn tài chính của ba mẹ từ đâu mà có. Có thể trẻ sẽ không biết những gì cha mẹ có cho đến lúc trưởng thành có việc làm đầu tiên và kiếm được thu nhập. Trò chuyện với trẻ về tiền sớm phù hợp với từng độ tuổi khác nhau, phụ huynh có thể tạo ra môi trường cởi mở hơn để trẻ học hỏi và đặt câu hỏi và những thắc mắc về tài chính.

Chỉ vì tiền không được thảo luận cởi mở trong các gia đình hiện nay ở Việt Nam nên phụ huynh cần tạo ra bối cảnh để nói chuyện sớm với trẻ về tài chính.

Giúp trẻ học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ thông qua sai lầm tài chính của phụ huynh

Có thể, phụ huynh phạm sai lầm trong việc quản lý tiền bạc do thiếu kiến thức hoặc không được dạy về kiến thức tài chính trong quá khứ. Có một điều tốt đó là bạn có thể biến những sai lầm đó thành bài học bằng việc chia sẻ với trẻ những khó khăn của mình, cũng như có thể trẻ sẽ giúp gợi ý đưa ra một số lựa chọn tốt hơn. Trẻ có thể không phải đối diện với những quyết định tài chính thay đổi cuộc đời, nhưng trẻ sẽ phải đối diện với nó khi trẻ trưởng thành gồm tiền học đại học, mua nhà, mua xe cũng như học cách sử dụng thẻ ngân hàng và tránh nợ nần.

Chia sẻ về những sai lầm tài chính của bạn trong quá khứ với trẻ có thể giúp trẻ học và rút kinh nghiệm, tránh được những sai lầm tương tự đối với tài chính trong tương lai.