ĐỜI SỐNG

Tê chân, không phải là chuyện nhỏ

Quỳnh Hoa • 14-03-2023 • Lượt xem: 4543
Tê chân, không phải là chuyện nhỏ

Ngồi lâu một chỗ thường sẽ có triệu chứng chân bị tê, cảm giác đau nhói khó chịu như bị kim châm. Hiện tượng này xảy ra với dân văn phòng nhiều hơn cả.

Những nguyên nhân khiến bạn bị tê chân

Ngồi lâu: Đối với dân văn phòng, việc ngồi liên tục nhiều tiếng bên bàn làm việc, ngày này kéo dài qua ngày khác khiến cho toàn bộ sức của cơ thể dồn vào các điểm tiếp xúc, đặc biệt dồn ở hông và đùi. Chính vì vậy tạo áp lực không tốt cho các mạch máu, cũng như dây thần kinh, làm cho tê chân xuất hiện.

Vận động ít: Một ngày ngoài lúc đi lại ăn trưa, ngủ trưa, thời gian chính của bạn là ngồi trên ghế, chăm chú trước máy tính và ít đứng lên vận động. Thường xuyên như thế này làm cho cơ và khớp trở nên cứng, khó di chuyển. Đây cũng là lí do làm cho chân bị nhức và đau.

Tư thế ngồi không đúng: Điều này rất nguy hiểm nếu như ngồi đúng không. Ngồi vẹo lưng, ngồi vắt chéo một chân, ngồi tỳ nghiêng một bên... đều là những tư thế ngồi không đúng. Mải mê làm việc khiến ta quên đi cơ thể và cách mình đang ngồi. Từ đó tạo thành thói quen xấu. Tạo áp lực nên các mạch máu và dây thần kinh của chân, dẫn tới chân bị tê.

Đi giày không phù hợp: Giày không phù hợp hoặc không thoải mái có thể gây ra áp lực và ma sát lên các dây thần kinh và mạch máu của chân, dẫn đến cảm giác tê chân.

Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý như tiểu đường, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống thắt lưng, bệnh cột sống và bệnh tĩnh mạch có thể gây ra cảm giác tê chân.

Hình minh họa

Biện pháp cải thiện việc tê chân

Để giảm thiểu cảm giác tê chân, người làm việc văn phòng nên thường xuyên vận động, thay đổi tư thế ngồi, chọn giày phù hợp và đồng thời điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến cảm giác tê chân. Đây là một số biện pháp giúp hạn chế bị tê chân khi ngồi quá lâu, đặc biệt đối với dân văn phòng:

Thực hiện bài tập của chân: Các động tác như động tác xoay chân, duỗi chân, nâng đầu gối hay kéo quả bóng đều giúp tạo lưu thông máu. Từ đó giúp giảm thiểu cảm giác tê chân.

Ngồi đúng tư thế và liên tục thay đổi tư thế ngồi: Điều này giúp phân bố áp lực trên các điểm tiếp xúc trên cơ thể. Bạn hãy ghi nhớ việc thường xuyên đứng dậy và đi lại. Không chỉ vậy, hãy thay đổi vị trí ngồi để giảm thiểu căng thẳng và áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu của chân.

Đi giày phù hợp, thoải mái: Chọn giày vừa chân và thoải mái, không quá chật hoặc quá rộng, và đừng quên chọn đôi giày có độ co giãn và đàn hồi tốt. Tốt hơn hãy chuẩn bị một đôi dép để thay giày nếu ngồi nhiều giờ ở văn phòng, tạo cho chân sự dễ chịu, thông thoáng.

Đừng quên uống nước: Uống nước đầy đủ bổ sung lượng nước để thải độc cơ thể, tránh tình trạng chất độc hại dồn tụ trong người cũng sẽ có sự tác động tới đôi chân của bạn. Hạn chế uống nước có cồn hoặc cafein vì chúng có thể làm giảm sự lưu thông máu tới chân. Nên uống đủ lượng nước để duy trì sự lưu thông máu tốt trong cơ thể.

Kiểm tra sức khỏe: Nếu cảm giác tê chân diễn ra thường xuyên hoặc kéo dài, cần điều trị ngay bệnh lý liên quan đến tình trạng này như thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ hoặc tĩnh mạch...

Áp dụng phương pháp bấm huyệt: Một số cách thức bấm huyệt ở chân giúp giảm tê chân được nhiều người áp dụng. Đây cũng là cách giúp bàn chân được thư giãn bằng các động tác mát xa giúp giảm thiểu tình trạng tê chân. Ngoài ra còn có thể ngâm chân nước nóng hay với các loại dược liệu để bảo vệ sức khỏe của "trái tim thứ hai" của cơ thể.