Nhảy việc là một cụm từ khá phổ biến trong thời gian gần đây, nó có thể đã trở thành xu hướng đối với thế hệ trẻ Gen Z năng động. Tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất đối với các bạn trẻ sau khi được tuyển dụng làm việc trong vòng 1 đến 2 năm cùng với vô vàn những lý do, như: vị trí chưa xứng đáng, mức lương chưa phù hợp, môi trường làm việc chưa tốt, thích khám phá môi trường làm việc mới,...
Nguyên nhân nào khiến giới trẻ ngày nay thích nhảy việc?
Khác với số đông những người thuộc thế hệ đi trước yêu thích những công việc ổn định, lương thu nhập vừa đủ, thì đối với giới trẻ hình thức nhảy việc chính là cơ hội để trải nghiệm, học hỏi thêm kinh nghiệm ở nhiều môi trường làm việc khác nhau. Thông thường, những môi trường mới sẽ giúp cho họ cảm thấy bản thân thích khám phá, tiếp thu được một nguồn kiến thức nhất định. Ngoài ra, việc thay đổi liên tục công việc đa phần sẽ giúp các bạn trẻ cảm thấy bớt nhàm chán khi phải bó buộc vào những quy tắc làm việc ở nơi cũ.
Không có nhiều cơ hội phát triển
Đặc thù tâm lý ở thế hệ trẻ là thường yêu cầu những công việc mang tính năng động và có nhiều trải nghiêm. Nhất là đối với những nơi làm việc thường mang tính quy củ, máy móc, khiến cho họ cảm thấy bản thân không có cơ hội để phát triển. Từ đó, họ đâm ra chán, mất động lực và dần hình thành tư tưởng nhảy việc.
Nhảy việc là đặc điểm dễ nhận thấy ở Gen Z hiện nay - Hình minh họa: Internet
Không được học hỏi
Một thực tế đang lo ngại ở thời điểm hiện tại là những bạn trẻ sau khi làm việc được vài tuần ở công ty, họ cảm thấy không học được gì ngoài việc rót trà, pha cà phê. Đã có rất nhiều bạn trẻ cảm thấy sốc khi nghĩ bản thân sẽ được học hỏi và nhanh chóng được đảm nhiệm vị trí mà mình cảm thấy phù hợp.
Đặc thù riêng đối với một số công ty, những người mới sẽ phải gắn liền với khu vực trà nước và máy photocopy. Điều này sẽ khiến thế hệ Gen Z cảm thấy tự ái, khi khó chấp nhận những công việc không đúng chuyên môn. Từ đó, giới trẻ quyết định từ bỏ và tìm kiếm một công việc phù hợp khác.
Hình minh họa: Internet
Thực tập sinh không lương
Đa phần, các thực tập sinh khi bước vào một môi trường làm việc mới sẽ không được hưởng phụ cấp, không có lương nhưng đổi lại phải làm việc siêng năng, luôn nỗ lực hết mình,… Nhưng họ không dễ dàng tự tạo cho bản thân động lực để đưa đến quyết định từ bỏ một cách dễ dàng. Một phần có thể đa số thực tập sinh chưa hiểu rõ được thứ mình đang cần nhất, đó là bản thân cần tích lũy kinh nghiệm, được học hỏi hay chỉ với mục đích kiếm tiền.
Kiếm tiền vẫn là nhu cầu ở các bạn sinh viên khi đi thực tập - Hình minh họa: Internet
Thuận lợi khi nhảy việc
Có nhiều người quan niệm rằng, “nhảy việc” ở tuổi trẻ là một việc tự hủy hoại tương lai. Nhưng đối với sự phát triển và thay đổi đối với thời buổi hiện tại, không đơn thuần chỉ là giới trẻ mà thậm chí các nhà tuyển dụng đã đưa ra cái nhìn thoáng và tích cực hơn về tình trạng này.
Trải nghiệm thêm ở các môi trường mới
Nhìn chung về cục diện, giới trẻ hiện nay sẽ có xu hướng thay đổi công việc độ vài năm một lần. Điều này hoàn toàn có lợi, khi mà họ có thể mang kiến thức và kinh nghiệm tích lũy, quy tắc ứng xử ở các môi trường thực hành trước để áp dụng vào công việc tương lai. Từ đó sẽ giúp cho thế hệ trẻ thể hiện được nhiều ý tưởng tích cực và được ban lãnh đạo đánh giá cao.
Hình ảnh: Internet
Cơ hội nhận mức lương cao hơn
Theo một số nghiên cứu về vấn đề lương khi nhảy việc, có thể thấy các bạn trẻ thường hay đàm phán hạn mức lương cao hơn mức lương cũ tối thiểu khoảng 15%. Bởi sau khi nhảy việc, họ sẽ được xếp vào nhóm ứng viên có kinh nghiệm, đồng nghĩa với việc họ có khả năng thích nghi tốt với ở những môi trường và vị trí khác nhau. Tuy nhiên, bạn nhảy việc và yếu cầu mức lương đối với công ty mới, các bạn trẻ nên lưu ý và đưa ra mức đàm phán phù hợp ứng với quy mô nơi làm việc và vị trí ứng tuyển.
Phát triển được thế mạnh của bản thân
Nhiều người trẻ luôn cảm thấy bản thân cứ mãi dậm chân tại chỗ tại công ty cũ, nhưng khi được chuyển tới môi trường mới họ lại có cơ hội phát huy, thể hiện những thế mạnh của bản thân trong công việc. Lý do để giải thích cho sự thay đổi này là do vị trí công việc cũ không phù hợp hoặc do việc quản lý và sử dụng nhân sự chưa hiệu quả của công ty cũ. Đây cũng chính là bước đệm giúp cho nhiều bạn trẻ thăng tiến trong tương lai.
Khi nào thì nên nhảy việc?
Theo góc nhìn của một số các chuyên gia, nhảy việc là không hoàn toàn xấu, nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lại sau này. Nhưng đôi khi nhảy việc lại là điều bắt buộc và đem lại hướng tốt cho tương lai. Do đó, người trẻ cần cân nhắc một số các yếu tố dưới đây trước khi quyết định có nên nhảy việc hay không.
Không có cơ hội để phát triển bản thân
Người trẻ luôn muốn học hỏi cũng như trao đổi, tiếp nhận những kỹ năng mới để phát triển bản thân. Nhưng nếu công việc hiện tại lặp đi lặp lại sự nhàm chán, không đổi mới, không có thử thách, sẽ khiến cho bản thân mất dần năng lượng tích cực, tồn đọng nhiều thứ tiêu cực. Do đó, để giúp bản thân tránh phải trì trệ, một công việc hay môi trường làm việc mới có thể mang lại cảm hứng sẽ là quyết định sáng suốt và cần thiết ngay thời điểm đó.
Người trẻ luôn muốn làm việc ở những nơi có cơ hội phát triển bản thân - Hình minh họa: Internet
Cảm thấy kiệt sức
Khối lượng công việc quá nhiều cũng chính là một phần nguyên nhân khiến cho Gen Z về lâu về dài cảm thấy căng thẳng và kiệt sức lãnh đạo hay giám đốc không nghĩ đến việc cắt giảm việc. Do đó, các bạn trẻ có thể xin nghỉ phép do căng thẳng hoặc cân nhắc tìm một công việc với môi trường lành mạnh, không quá khắc nghiệt hơn.
Giới trẻ sẽ mất gì khi nhảy việc thường xuyên?
Nhìn ở mặt tích cực, nhảy việc sẽ mang lại cho các bạn trẻ một môi trường làm việc tốt hơn, có cơ hội phát triển cũng như rút tỉa những kinh nghiệm sống mà bản thân chưa có. Nhưng nếu bạn nhảy việc quá nhiều trong thời gian ngắn, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của bản thân, như:
Bộc lộ sự thiếu trung thành
Những người thường hay nhảy việc liên tục thường có xu hướng thề thốt gắn bó và trung thành với công ty. Do đó, khi nhảy việc và xin ứng tuyển một vị trí khác tại một môi trường làm việc mới sẽ khiến họ bị mất lòng tin từ phía các lãnh đạo mới.
Hình minh họa: Internet
Khả năng bị doanh nghiệp từ chối liên tục
Các doanh nghiệp, công ty thường có xu hướng tuyển dụng những người có năng lực, nhưng khi tiếp nhận những người trẻ trong tình trạng nhảy việc quá nhiều, doanh nghiệp có thể sẽ hoài nghi về năng lực thực tế cũng như kinh nghiệm.
Hình minh họa: Internet
Mất đi các mối quan hệ xã hội lâu dài
Khi xác định nhảy việc sang môi trường mới, cái đầu tiên các bạn trẻ cần chấp nhận mất đi nhiều mối quan hệ thân thiết. Chỉ trừ những trường hợp, các bạn nhảy việc quá nhiều, không đủ thời gian để xây dựng bất cứ một mối quan hệ lâu dài nào.
Hình minh họa: Internet