ĐỜI SỐNG

Thế hệ X và Gen Z: Thu hẹp khoảng cách có dễ không

Hải Ly • 09-01-2025 • Lượt xem: 247
Thế hệ X và Gen Z: Thu hẹp khoảng cách có dễ không

Khi thế giới không ngừng phát triển với sự ra đời của công nghệ và lối sống mới, khoảng cách giữa các thế hệ lại ngày càng xa hơn, đặc biệt là giữa Thế hệ X (Thế hệ X) và Thế hệ Z (Gen Z).

Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói đến hai thế hệ này. Trong khi, một số người tin rằng điều quan trọng bây giờ là các thế hệ phải xích lại gần nhau hơn và học hỏi lẫn nhau; những người khác lại cho rằng họ quá khác biệt và việc thu hẹp khoảng cách là điều không tưởng. Hãy cùng xem điều gì ngăn cách các thế hệ và làm thế nào để họ có thể học hỏi lẫn nhau.

TÌM HIỂU CÁC THẾ HỆ

1.    Thế hệ Truyền thống (Traditionalists)

Ảnh: Internet

Họ còn được gọi là Thế hệ Im lặng, sinh ra từ khoảng năm 1925 đến 1945. Họ lớn lên trong thời kỳ Đại suy thoái, Thế chiến thứ hai và thời kỳ bùng nổ sau chiến tranh. 

Những người thuộc Thế hệ Truyền thống rất xem trọng sự chăm chỉ, cần mẫn, lòng tôn trọng và tôn trọng các cấp thẩm quyền. Họ biết cách thích nghi, kiên cường và sẵn sàng hy sinh bản thân. Ở thời của họ, họ không rành về công nghệ nhưng lại có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế để chia sẻ.

2.    Thế hệ Bùng nổ trẻ sơ sinh (Baby boomers)

Ảnh: Internet

Sinh ra trong khoảng 1946 đến 1964, Bùng nổ trẻ sơ sinh là thế hệ đông đảo nhất cho đến khi thế hệ Millennials xuất hiện. Họ lớn lên trong phong trào dân quyền, Chiến tranh Việt Nam và sự phát triển công nghệ. 

Thế hệ Bùng nổ trẻ sơ sinh là nhóm người có tham vọng, cạnh tranh và xem trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ còn được biết đến với chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hoạt động.

3.    Thế hệ X (Gen X)

Ảnh: Internet

Sinh ra trong khoảng từ năm 1965 đến 1980, Thế hệ X thường được gọi là thế hệ “latchkey” – ý chỉ những đứa trẻ tự lập, không có sự giám sát và chăm sóc của người lớn, thường phải ở nhà một mình cho đến khi bố mẹ đi làm về. 

Họ lớn lên trong thời kỳ kinh tế bất ổn, gia đình ly tán/ly hôn và trẻ em phải tự lập. Do vậy, Thế hệ X khá độc lập, dễ thích nghi và xem trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Do bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh sống, họ có quan niệm hướng đến chủ nghĩa hoài nghi và tự lực cánh sinh.

4.    Thế hệ Millennials (Gen Y)

Sinh ra từ khoảng năm 1981 đến 1996, Gen Y là thế hệ đầu tiên trưởng thành trong thời đại Internet. Họ am hiểu công nghệ, có sự tiếp thu đa dạng và biết cân bằng cuộc sống. Họ cũng được biết đến với chủ nghĩa lý tưởng, mang ý thức xã hội cao và luôn khát vọng đạt được thành tựu nhanh chóng.

5.    Thế hệ Z (Gen Z)

Ảnh: Internet

Sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến 2012, đây là thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong thời đại kỹ thuật số. Họ am hiểu công nghệ, có ý thức xã hội cao và coi trong chủ nghĩa cá nhân. Chính vì ảnh hưởng những yếu tố này, họ luôn nhạy bén với kinh doanh và tìm kiếm những điều thực tế, chân thực. 

Từ việc hiểu được đặc điểm của các thế hệ này, đặc biệt là Thế hệ X và Gen Z, chúng ta có thể tìm ra những sự khác biệt tạo ra khoảnh cách, từ đó kết nối lẫn nhau và hướng tới một mục tiêu cộng đồng chung.

KHÁC BIỆT GIAO TIẾP 

Ảnh: Internet

1.    Kênh giao tiếp:

Thế hệ X quen với các cách thức giao tiếp truyền thống như gọi điện thoại và email, trong khi Gen Z lại thích sử dụng những hình thức hiện đại tiên tiến hơn, chẳng hạn như mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin online. 

2.    Ngôn ngữ sử dụng

Mỗi thế hệ có tiếng lóng và ngôn ngữ riêng. Thế hệ X là những người rất chú trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mưc, vai vế và không dùng tiếng lóng. Trong khi Gen Z lại thoải mái sử dụng tiếng lóng và ngôn ngữ không trang trọng. Thâm chí thế hệ trẻ này còn tự tạo lập ra trường phái ngôn ngữ riêng của mình được gọi là “ngôn ngữ Gen Z” và nếu không giải mã thì khó ai có thể hiểu được khi nghe lần đầu tiên. 

3.    Phong cách giao tiếp

Khi Thế hệ X đã “quá tuổi” để dò tìm những ký tự, thanh dấu và tốn nhiều thì giờ để gửi đi một tin nhắn, họ cảm thấy dễ dàng và nhanh chóng hơn khi gọi điện trực tiếp, thì Gen Z lại thích nhắn tin với những ký tự và nhãn dán (sticker) đa dạng, phong phú, thể hiện cá tính; thường xuyên bận rộn với những hoạt động cá nhân mà không thể nghe máy ngay được. Sự mâu thuẫn này đôi khi dẫn đến những tranh cãi lớn nhỏ giữa các thế hệ trong gia đình hoặc trong công việc. 

KHOẢNG CÁCH CÔNG NGHỆ

Ảnh: Internet

Trong thế giới ngày này, công nghệ đang phát triển với tốc độ tên lửa và tác động mạnh mẽ của nó đến mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, công nghệ càng phát triển, khoảng cách giữa các thế hệ càng xa, đặc biệt là giữa Thế hệ X và Gen Z. 

1.    Phong cách giao tiếp

Thế hệ X thích tương tác trực tiếp, cá nhân hơn trong khi Gen Z lại cảm thấy thoải mái hơn với giao tiếp kỹ thuật số. Tuy nhiên, cốt lõi cần lưu ý ở đây là điều này không có nghĩa rằng thế hệ này sẽ tốt hơn thế hệ kia. Thay vào đó, các thế hệ có thể học hỏi lẫn nhau và tìm cách cân bằng trong cuộc sống. 

2.    Phong cách làm việc

Với sự phổ biến của hình thức làm việc từ xa và nền kinh tế làm việc tự do (freelance), phong cách làm việc đã trở lên đa dạng và linh hoạt hơn. Đây cũng là sự khác biệt giữa Thế hệ X và Gen Z. Như đã nói, thế hệ X có xu hướng đề cao sự ổn định và trung thành, trong khi Gen Z lại thích lối sống linh hoạt và cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Nếu học hỏi lẫn nhau, Thế hệ X có thể làm quen với tính linh hoạt và thích nghi hơn trong thị trường việc làm hiện nay, trong khi Gen Z học được cách coi trọng sự ổn định và các cam kết. 

3.    Công nghệ là công cụ

Gen Z tìm hiểu và am hiểu rất nhanh một công nghệ mới, nhưng điều quan trọng cần nhớ rằng công nghệ chỉ là một công cụ. Nó không thay thế cho tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nếu chúng ta quá lệ thuộc vào nó, những kỹ năng tư duy và sáng tạo sẽ dần bị mai một. 

Trong khi, trong một hoàn cảnh thực tế mà không có sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật, Thế hệ X có nhiều kỹ năng hơn để giải quyết vấn đề vì họ đã sống qua thời kỳ chưa có công nghệ, khả năng và nguồn lực được tôi luyện giúp họ vượt qua một cách dễ dàng. 

Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu cả hai thế hệ có thể học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau trong việc sử dụng công nghệ cũng như phát triển các kỹ năng và khả năng của riêng mình.

4.    Đạo đức và tham vọng trong công việc

Ảnh: Internet

Trong thế giới có nhịp sống nhanh và cạnh tranh cao như hiện nay, vấn đề đạo đức nghề nghiệm và sự tham vọng là hai trong số những tố chất mà các nhà tuyển dụng xem trọng. Tuy nhiên, cách tiếp cận công việc mà mục tiêu phấn đấu là hoàn toàn khác nhau giữa hai thế hệ X và Z. 

Trong khi Thế hệ X luôn làm việc với mục tiêu rõ ràng và duy nhất, không thích biến chuyển, thế hệ sau được đánh giá là có nhiều tham vọng nhưng thiếu sự kiên nhẫn. Hãy đi sâu vào hai khía cạnh này để hiểu rõ hơn về sự khác biệt to lớn này.

Về vấn đề đạo đức nghề nghiệp:

Thế hệ X xem trọng sự chăm chỉ, sự tận tuỵ và lòng trung thành. Bởi họ lớn lên trong thời kỳ kinh thế bất ổn và chứng kiến cha mẹ mình làm việc ngày đêm để nuôi sống gia đình, nên họ có tâm lý gắn bó với một công việc ổn định và lâu dài, sẵn sàng tăng ca để hoàn thành công việc và nhận mức lương khá khẩm hơn. 

Ảnh: Internet

Gen Z lại được sống trong thời kỳ hiện đại hoá nên mong muốn sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hưởng thụ cá nhân. Họ không thích so sánh hay phải lựa chọn giữa cuộc sống cá nhân và sự nghiệp vì họ xem trọng thời gian nghỉ ngơi cũng như làm việc. Họ dễ dàng nhảy việc nếu cảm thấy bị “quá sức” hoặc bị áp lực từ môi trường làm việc. Nhờ am hiểu về công nghệ 4.0, họ có xu hướng kinh doanh tự do nhiều hơn là chọn một công việc văn phòng quy củ và bó buộc. Họ không quan tâm đến việc leo lên những nấc thang sự nghiệp và tìm chỗ đứng ổn định như thế hệ tiền nhiệm của họ.

Về vấn đề tham vọng:

Thế hệ X vẫn có tham vọng và nỗ lực, nhưng mục tiêu chính của họ vẫn là sự ổn định và an toàn. Họ sợ những rủi ro đầu tư hoặc những cơ hội mới nhưng không chắc chắn.

Gen Z tham vọng theo một cách khác. Họ rất hứng thú và vững tin những đam mê của mình và tạo ra những tác động tích cực đến thế giới. Đúng với câu: “Người thành công có lối đi riêng”, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và không sợ thất bại. Nhiều cá nhân Gen Z đã truyền cảm hứng kinh doanh sáng tạo, đem lại nguồn thu cho bản thân và giúp ích đến những người xung quanh. 

THU HẸP KHOẢNG CÁCH

Khi thế giới tiếp tục thay đổi và phát triển, các thế hệ kế tiếp cũng không ngừng ra đời và phát triển như vậy. Theo đà này, khoảnh cách giữa các thế hệ sẽ ngày càng lớn, với mỗi nhóm thế hệ đều có giá trị, niềm tin và phong cách sống riêng. Tuy nhiên, điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ rằng những điều khác biệt này không tạo nên khoảng cách giữa các thế hệ. Nếu biết cách thu hẹp vấn đề khoảng cách này, hai thế hệ có thể thấu hiểu và có cái nhìn đúng đắn hơn về quan điểm của nhau.

Ảnh: Internet

Để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ, điều đầu tiên là phải nhận thức được sự khác biệt trong phong cách giao tiếp, từ đó, hiểu và tôn trọng những khác biệt của nhau, tránh dẫn đến hiểu lầm hoặc giao tiếp sai.

Một cách khác để thu hẹp nữa là tìm ra tiếng nói chung. Việc tìm ra được tiếng nói chung sẽ là cây cầu kết nối giữa các thế hệ và tạo nền tảng để hiểu nhau nhiều hơn. 

Và để tìm được tiếng nói chung, giữa các thế hệ cần chia sẻ và lắng nghe quan điểm của nhau. Thế hệ X có kinh nghiệm sống dày dạn và nhiều kiến thức, trong khi Gen Z mang đến những ý tưởng và góc nhìn mới mẻ. Bằng cách lắng nghe nhau, cả hai thế hệ có thể học hỏi từ đối phương và cộng tác để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn. 

Cuối cùng, việc thu hẹp khoảng cách giữa hai thế hệ yêu cầu một tư duy cởi mở và thật tâm muốn học hỏi và phát triển. Cả hai thế hệ đều có những điều giá trị của riêng mình để cống hiến, và bằng cách làm việc cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra một xã hội lớn mạnh và toàn diện hơn. 

KẾT

Dù biết việc thu hẹp khoảng cách giữa Thế hệ X và Gen Z là một thách thức và tốn nhiều thời gian để thực hiện, nhưng đây là điều cần thiết để giúp xã hội gắn kết và có hiểu biết hơn. Bằng cách nhận thức được phong cách giao tiếp, tìm ra tiếng nói chung, học cách tôn trọng lẫn nhau, và nhận ra những lợi ích khi cùng nhau phát triển, chúng ta có thể xây dựng một tương lại văn minh và tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.