ĐỜI SỐNG

Thời tiết chuyển mùa, phòng tránh nguy cơ của việc trúng gió như thế nào?

Hoài Hậu • 20-09-2022 • Lượt xem: 310
Thời tiết chuyển mùa, phòng tránh nguy cơ của việc trúng gió như thế nào?

Dân gian thường gọi việc trúng gió là gió độc. Nhưng với Tây y gọi là bị cảm, còn Đông y gọi là thời khí. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng giống như đột quỵ. Bài viết dưới đây nói rõ hơn thực chất trúng gió là gì, và cách điều trị.

Nguyên nhân và triệu chứng

Khi thời tiết chuyển qua trạng thái đột ngột của mưa nắng hay sương lạnh… sẽ làm cho cơ thể chúng ta không kịp thích nghi, dẫn tới khí lạnh sẽ vào cơ thể qua việc hô hấp và lỗ chân lông.

Khi bị hiện tượng trúng gió này, sau đó sẽ thấy cảm giác ớn lạnh ở gáy và sống lưng. Không chỉ thế còn thấy đau đầu, đau bụng và chóng mặt, thậm chí tiêu chảy. Hiện tượng này thường không loại trừ ai, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của những đợt thay đổi thời tiết. Đặc biệt là những người có đề kháng yếu, hay có bệnh về đường huyết thấp.

Thời tiết thay đổi dễ làm nhiều người bị trúng gió độc - Hình mình họa

Cách điều trị

Dưới đây là một số cách điều trị khi bị trúng gió bạn nên tham khảo:

+ Dùng thuốc cảm và vitamin C: Đây là cách phổ biến mà nhiều người sẽ dùng khi trúng gió. Vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Có thể hỏi dược sĩ về cách dùng hoặc mua tại các nhà thuốc một cách dễ dàng.

+ Châm cứu: Nhiều người sử dụng điều trị khi trúng gió bằng cách châm cứu. Châm cứu là cách chữa bệnh có gốc từ Trung Quốc. Cách thức này về cơ bản sẽ châm vào các huyệt đạo, từ đó kích thích làm khí huyết lưu thông. Châm cứu giúp làm giảm bệnh từ trúng gió gây nên.

+ Sử dụng gừng hay các thực phẩm có tính nóng: Gừng chữa cảm lạnh, trị đường tiêu hóa, chống viêm, giảm xây xẩm. Các triệu chứng khi bị trúng gió thường nên dùng gừng để giảm thiểu khó chịu bằng cách giã ra đắp, hoặc pha với nước ấm uống hay giã ra ngâm chân. Một vài cách khác như uống trà từ gừng, khuynh diệp, ăn cháo hành tía tô, hạt tiêu đều giúp làm ấm cơ thể.

+ Thăm khám tại bệnh viện: Bác sĩ sẽ là chuyên gia trong các trường hợp bệnh lý khác nhau. Trúng gió cũng là bệnh bạn nên tìm tới bác sĩ để có cách điều trị hợp lý. Từ đó họ sẽ mang tới cho người bệnh phương thuốc và cách chăm sóc cụ thể. Nhất là với trường hợp bị nặng càng nhanh chóng đến bệnh viện để chữa bệnh.

Phòng trúng gió bằng cách nào?

Uống trà gừng cũng giúp hạn chế dấu hiệu trúng gió - Hình minh họa

Đối với nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng hay ngồi làm việc ở phòng máy lạnh. Khi ra khỏi môi trường bình thường, bạn nên đứng ở cửa một lát sau đó hãy ra hẳn bên ngoài. Ngoài ra việc tắm khuya hoặc tắm nước lạnh vào ngày thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ xuống thấp sẽ là nguyên nhân dễ bị cảm, trúng gió.

Những lúc phải ra ngoài về đêm, trời sẽ chuyển lạnh cần luôn có đầy đủ khẩu trang, khăn quàng, áo ấm, mũ nón để bảo vệ cho cơ thể không bị tấn công bởi những cơn gió độc.

Khi đi ngủ, cần đóng cửa đặc biệt là cửa nằm ở ngay đầu ngọn gió hoặc có gió lùa mạnh. Bạn có thể tắt máy lạnh khi gần về sáng để giữ ấm cho cơ thể.