Bạn có cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng đến mức không thể xử lý khối lượng công việc và trách nhiệm của mình không?
Bạn có thể đang bị kiệt quệ cảm xúc cả về thể chất lẫn tinh thần, tình trạng do căng thẳng mãn tính gây ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc và hiệu suất công việc của bạn, vì vậy quan trọng là phải nhận ra các dấu hiệu và thực hiện các bước để khôi phục sự cân bằng năng lượng. Sau đây là một số mẹo giúp bạn vượt qua tình trạng này.
Ảnh: Unsplash
1. Xác định nguồn gốc gây căng thẳng
Bước đầu tiên để đối phó với tình trạng kiệt sức là xác định các yếu tố chính hoặc góp phần gây ra căng thẳng của bạn. Những yếu tố này có thể là từ bên ngoài (chẳng hạn như các deadline, yêu cầu, kỳ vọng hoặc xung đột) hoặc yếu tố bên trong (chẳng hạn như cầu toàn, tự ti hoặc đặt mục tiêu không thực tế). Khi bạn đã có bức tranh rõ ràng về những gì đang diễn ra, bạn có thể sắp xếp lại sự ưu tiên hoặc loại bỏ một số nhiệm vụ hay tình huống đang làm cạn kiệt sức lực của bạn.
2. Đặt ra ranh giới và giới hạn
Một bước quan trọng khác để ngăn ngừa và phục hồi là đặt ra ranh giới và giới hạn lành mạnh cho bản thân và những người khác. Điều này có nghĩa là nói không với những yêu cầu hay cam kết không cần thiết hoặc không phù hợp với các giá trị của bạn, truyền đạt nhu cầu cũng như mong muốn của bạn một cách rõ ràng và tôn trọng. Đồng thời nên tạo ra sự tách biệt giữa công việc và cuộc sống cá nhân của bạn, tránh kiểm tra email, tin nhắn hoặc cuộc gọi của bạn sau giờ làm việc hoặc vào cuối tuần.
3. Cho mình thời gian tự chăm sóc và thư giãn
Bạn cần chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của mình để có thể đối phó tốt với căng thẳng: ngủ đủ giấc, ăn thức ăn bổ dưỡng, uống nước, tập thể dục thường xuyên và tránh rượu, thuốc lá hoặc ma túy. Điều này cũng bao gồm việc dành thời gian cho các hoạt động khiến bạn hạnh phúc, chẳng hạn như sở thích và thói quen lành mạnh.
Ảnh: Unsplash
4. Nhờ đến sự trợ giúp và tạo kết nối
Bạn không cần phải đơn độc đối mặt với tình trạng kiệt sức, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và kết nối từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc chuyên gia để lắng nghe và đồng cảm với bạn, có thể cho lời khuyên và trợ giúp. Bạn cũng có thể tham gia vào một nhóm bổ trợ, một cộng đồng hoặc một mạng lưới nào đó. Khi bạn có người để chia sẻ sở thích hoặc khó khăn và trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm… bạn sẽ cảm thấy bớt cô đơn, có giá trị hơn và có động lực hơn.
5. Học hỏi và phát triển từ chính trải nghiệm này
Cuối cùng, sự kiệt sức này cũng giống như một cơ hội để bạn học hỏi và phát triển từ nó. Bạn có thể suy ngẫm về nguyên nhân khiến bạn kiệt sức, những gì bạn học được về nhu cầu bản thân của mình, và những thay đổi bạn có thể thực hiện để ngăn chặn tình trạng này xảy ra lần nữa. Bạn cũng có thể xác định điểm mạnh, kỹ năng và thành tích của mình, và đánh giá cao chặng đường bạn đã đi. Bạn cũng có thể đặt ra các mục tiêu mới, khám phá những khả năng mới và đón nhận những thách thức mới truyền cảm hứng cho bạn.