ĐỜI SỐNG

Trước làn sóng sa thải nhân sự, học gì để thoát thất nghiệp?

Bá Phúc • 11-03-2023 • Lượt xem: 858
Trước làn sóng sa thải nhân sự, học gì để thoát thất nghiệp?

Sáng ngày 5/3/2023, sở GD - ĐT tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức buổi giao lưu, chia sẻ với nhan đề “Tư vấn mùa thi năm 2023” nhằm giải đáp những băn khoăn, âu lo của học sinh trong vấn đề chọn ngành kèm theo là định hướng cơ hội và tìm kiếm việc làm trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học.

Theo thông tin, buổi tư vấn được phát sóng trực tiếp trên các phương tiện mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,… đồng thời nhận được đông đảo sự quan tâm của hơn 2000 học sinh của tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Trong thời điểm ghi hình, những câu hỏi chẳng hạn như bản thân phải chọn làm công việc gì, học hành nào và sau khi ra trường cần làm gì để thoát khỏi nguy cơ bị đào thải hoặc thất nghiệp thường vấn đề được nhiều em quan tâm và đặt câu hỏi trực tiếp.

Buổi “Tư vấn mùa thi năm 2023” được nhiều học sinh quan tâm và đặc câu hỏi trực tiếp trong buổi ghi hình (Hình ảnh: Internet)

Để giải đáp các vấn đề trên, tiến sĩ kiêm phó hiệu trưởng trường Đại học Việt Đức, ông Hà Thúc Viên cho biết theo số liệu báo cáo về nhu cầu nhân lực và kế hoạch dự án tương lai trong 10 năm thì phần lớn các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin so với các lĩnh vực khác tăng cao với mức khoảng từ 27 - 56%. Theo ông, với xã hội ngày càng nhờ vào các nền tảng công nghệ thông tin nên việc đào tạo các ngành nghề chỉ chuyên sâu là chưa đủ mà cần phải trang bị thêm các thiết bị mới phục vụ cho công việc.

Ông phân tích, ngành nghề công nghệ thông tin đang thiếu một số lượng lớn kỹ sư trong những năm trở lại đây và các doanh nghiệp chỉ đánh giá khoảng 30% số lượng sinh viên sau khi ra trường nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực. Do đó, với tốc độ giảng dạy và đào tạo hiện tại, vấn đề thiếu nhân lực sẽ tiếp tục kéo dài trong khoảng 4 năm nữa. Theo ông Viên, để tìm được việc làm tốt và phát triển, tìm kiếm cơ hội mới học sinh phải tích cực rèn luyện không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng sống. Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh nguy cơ bị đào thải, không có việc làm là do người học thiếu trang bị kiến thức, phần khác là do sự thay đổi cũng như nhu cầu đáp ứng của các ngành nghề thay đổi, nhất là đối với ngành công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, tiến sĩ Hà Thúc Viên nói thêm, học sinh không nên lo lắng quá nhiều, thay vào đó hãy tập trung, nỗ lực học tập không ngừng để thích nghi, Trường đại học chỉ là cơ sở đào tạo những nền tảng cơ bản, nơi làm việc cụ thể mới chính là môi trường để học sinh có thể bồi dưỡng thêm kỹ năng, kiến thức nâng cao.

Những chia sẻ thực tiễn và chất lượng giúp học sinh định hướng được giải đáp trong chương trình (Hình ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, chia sẻ với học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai, giảng viên cao cấp của trường Đại học Nha Trang, Phó giáo sư kiêm tiến sĩ, ông Ngô Đăng Nghĩa cho biết, khi học sinh nên dựa vào trên cơ sở kiến thức đã học kết hợp với sự tự tin của bản thân để đưa ra quyết định.

PGS.TS Ngô Đăng Nghĩa kết luận, học sinh cần nhận thức rõ bản chất của việc lựa chọn ngành nghề, vì nó có thể thiếu các em đến suốt cuộc đời, nó không chỉ liên quan đến sự phát triển bản thân mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa các ngành nghề trong xã hội. Bởi nếu học sinh chọn sai, nguy cơ bị đào thải sẽ rất cao. Và ngược lại khi chọn đúng nghề, các em có thể trở thành người xuất sắc, giúp đất nước phát triển.