ĐỜI SỐNG

Vì sao bạn bị rụng tóc nhiều?

Phạm Quỳnh Phương • 16-10-2023 • Lượt xem: 3107
Vì sao bạn bị rụng tóc nhiều?

Sự rụng đi và mọc lại của tóc là một chu trình rất tự nhiên. Tóc có thể rụng rất nhiều sợi mỗi ngày và sau đó số lượng tóc mới tương đương được mọc lại, vì vậy đầu sẽ không bị hói. Nhưng vì lý do nào đó làm tóc rụng nhiều hơn mức thông thường, nếu số lượng tóc mọc ít hơn số lượng tóc rụng sẽ dẫn đến thưa tóc và hói đầu. Ngay cả khi còn rất trẻ, chúng ta cũng có thể gặp phải tình trạng này. Biết được nguyên nhân rụng tóc có thể giúp cho việc cải thiện hiệu quả hơn.

 6 nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp và giải pháp khắc phục.

1. Rụng tóc do nội tiết tố nam

Rụng tóc nội tiết tố nam là một thuật ngữ chỉ chứng hói đầu phổ biến ở cả nam và nữ có tính chất di truyền. Nam giới có xu hướng rụng tóc ở thái dương và đỉnh đầu, trong khi tóc thường mỏng hơn trên khắp đầu ở phụ nữ. 

Rụng tóc nội tiết tố nam đa phần xảy ra do tuổi già nhưng nó cũng có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào sau tuổi dậy thì. Nhiều phụ nữ bắt đầu bị rụng tóc kiểu nội tiết tố nam sau khi trải qua thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân rối loạn hormone testosterone có thể liên quan đến vấn đề này.

Các chuyên gia khuyên, sử dụng thuốc kích thích mọc tóc minoxidil, hoặc bổ sung tinh chất dưỡng tóc.

 2. Mang thai

Nồng độ estrogen giảm trong thai kỳ gây rụng tóc nhiều ở đa số phụ nữ sau sinh nở nhưng thường chỉ tạm thời. Sau khoảng một năm tóc sẽ mọc lại và có thể mọc lại sớm hơn nếu được chăm sóc tốt.

Sau sinh sản phụ nữ nên sử dụng dầu gội thảo dược thay vì hóa học, nên cắt tóc hàng tháng để kích thích tóc mọc dài, massage đầu hàng ngày tăng tuần hoàn máu tưới da đầu để kích thích mọc tóc. Ngoài ra, bạn nên bồi bổ các dưỡng chất đặc biệt là sắt, nhóm vitamin B (6,7, 9) và tinh chất…

3. Sử dụng thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ rụng tóc. Các loại thuốc thuốc như vậy bao gồm thuốc loãng máu, chẳng hạn như warfarin, accutane, trị mụn, thuốc chống trầm cảm (prozac và zoloft), thuốc chẹn beta, thuốc giảm cholesterol như Lopid. 

Người bệnh nên cân nhắc đến việc giảm liều lượng hoặc đổi sang loại khác nếu bác sĩ đồng ý.

4.Thiếu hụt dinh dưỡng

Chế độ ăn uống nghèo nàn thường gây thiếu hụt dinh dưỡng và dẫn đến rụng tóc chẳng hạn như chế độ ăn kiêng quá ít protein và một số vitamin nhóm B.

Bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với đa dạng thực phẩm rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa. Nhưng nên ưu tiên các loại rau củ quả giàu vitamin như rau họ cải, bí ngô, khoai lang; các loại thịt như thịt bò, lườn gà rất giàu sắt; các loại trái cây như ổi, kiwi, trái cây họ cam giàu vitamin C để hỗ trợ cho việc tổng hợp sắt trong cơ thể…

5.Thuốc tránh thai

Thói quen dùng thuốc tránh thai kéo dài làm ức chế một số loại hormone liên quan đến lông tóc, dẫn đến rụng tóc. Tóc có thể mọc lại sau vài tuần hoặc vài tháng ngừng uống thuốc tránh thai. 

Những người có nguy cơ cao bị rụng tóc do di truyền nên lựa chọn biện pháp tránh thai không chứa nội tiết tố. Bạn nên cân nhắc sử dụng các biện pháp tránh thai thay thế như bao cao su, đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai. Hoặc chuyển sang các loại thuốc tránh thai có chỉ số androgen thấp, ví dụ như Ortho-Cept. 

6. Nấm ngoài da

Nấm ngoài da đầu, hắc lào, zona thần kinh có thể gây ra các vùng hói tạm thời trên đầu.

Bạn không nên đi ngủ khi tóc ướt, nên dùng thuốc chống nấm để điều trị sớm, tránh để nấm lan rộng gây rụng tóc hàng loạt.