ĐỜI SỐNG

Vì sao cảm thấy cô đơn và lạc lõng dù có người bên cạnh?

Hồng Trâm • 20-09-2024 • Lượt xem: 306
Vì sao cảm thấy cô đơn và lạc lõng dù có người bên cạnh?

Mặc dù chúng ta có thể chia sẻ mọi khía cạnh trong cuộc sống với người bạn đời của mình nhưng đôi khi vẫn cảm thấy cô đơn. Nguyên nhân nào dẫn đến cảm giác này và phụ nữ nên làm gì ?

Ta thường cho rằng kết hôn là có thêm người đồng hành, không còn cô đơn một mình. Tuy nhiên vẫn có vài trường hợp cảm thấy bản thân bị cô lập trong mối quan hệ này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này như cả hai vợ chồng đã thiết lập thói quen vô thức tạo ra khoảng cách giữa hai người. Người chồng thích thư giãn sau ngày dài bằng cách lướt mạng xã hội, trong khi người vợ lại thích tập yoga. Nếu có con, mỗi người lại tách ra chịu trách nhiệm riêng ví dụ như vợ chăm sóc hướng dẫn con cái học tập, trong khi chồng có nhiệm vụ cho con đi ngủ.

Trong những tình huống này, cả hai đều không cần phải giao tiếp với nhau nhiều. Hơn thế nữa, nhu cầu của gia đình cũng khiến cả hai kiệt sức. Theo thời gian, các yếu tố như lịch trình bận rộn, áp lực công việc, cơm áo gạo tiền sẽ càng  tạo ra cảm giác cô lập cho người phụ nữ.

Trong những trường hợp này, không cần phải giao tiếp với nhau nhiều. Nhu cầu của gia đình cũng có thể khiến cả hai kiệt sức.

Theo thời gian, cùng với các yếu tố bổ sung như lịch trình bận rộn và áp lực từ công việc, cảm giác cô lập của người phụ nữ có thể tăng lên.

Không phải một mình mới cảm thấy cô đơn

Chuyên gia tư vấn hôn nhân và mối quan hệ Theresa Pong (The Relationship Room) định nghĩa cô đơn là trạng thái cảm xúc chứa đầy cảm giác cô lập hoặc mất kết nối mạnh mẽ với người khác, ngay cả khi có mọi người xung quanh. Cảm giác này thường đi kèm với sự trống rỗng và khao khát kết nối với người khác. Chuyên gia còn cho biết thêm rằng cảm giác cô đơn nói lên sự cô lập về mặt cảm xúc sâu sắc hơn, khi một người có thể ở bên cạnh người bạn đời của mình, nhưng lại cảm thấy mất kết nối.

Mặt khác, cảm giác cô đơn chủ yếu liên quan đến sự cô đơn về mặt thể chất. Nếu vẫn có sự kết nối tình cảm mạnh mẽ với người khác thì cảm giác này có thể biến mất. Trên thực tế, khoảng thời gian “một mình” này có thể tốt cho sức khỏe tinh thần vì lúc đó ta có thềm làm những điều mình muốn như chăm sóc và giành thời gian cho bản thân nhiều hơn.

Nguyên nhân gây ra sự cô đơn trong hôn nhân

Sự cô đơn là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn trong một mối quan hệ. Cảm giác cô lập này có thể âm thầm bào mòn mối quan hệ tình cảm giữa vợ chồng, từ đó dẫn đến cảm giác oán giận và hiểu lầm. Nếu không được giải quyết, nó có thể dẫn đến đau khổ trong hôn nhân, chẳng hạn như xung đột, xa cách về mặt tình cảm hoặc thậm chí chấm dứt cuộc hôn nhân.

Sự cô đơn trong hôn nhân có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra:

Thiếu sự gắn kết về mặt thể chất và tình cảm: Những áp lực của công việc và gia đình có thể khiến các cặp đôi không dành nhiều thời gian để gắn kết. Ngay cả khi hai vợ chồng ở cùng một không gian nhưng lại không có sự gắn kết, điều này sẽ khiến một trong hai cảm thấy có ít sự giao tiếp, tình cảm hoặc sự quan tâm cho nhau.

Thiếu sự phản ứng về mặt cảm xúc: Kỳ vọng không phù hợp có thể dẫn đến sự hiểu lầm giữa vợ chồng. Ví dụ, khi người vợ tìm đến chồng để được hỗ trợ về mặt tình cảm, nhưng lại chỉ nhận được những câu trả lời mang tính thực tế hoặc không mong muốn. Điều này có thể khiến người vợ cảm thấy không được lắng nghe, hiểu lầm hoặc thậm chí có cảm giác bị bỏ rơi.

Thiếu sự quan tâm: nhu cầu về sự đồng hành, giao tiếp hoặc tình cảm của người vợ từ chồng không được đáp ứng đủ.

Thiếu sự hỗ trợ: Cảm thấy không được chồng hỗ trợ trong khi cân bằng giữa công việc với trách nhiệm gia đình và chăm sóc con cái.

Thiếu giải quyết xung đột: Những cuộc cãi vã liên tục không được giải quyết có thể tạo ra sự mất kết nối về mặt tình cảm giữa vợ và chồng.

Các dấu hiệu của sự cô đơn trong hôn nhân

Một trong những dấu hiệu ban đầu của sự cô đơn là khi người vợ bắt đầu thể hiện sự không hài lòng và hy vọng rằng chồng sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu kết nối. Một số phụ nữ thể hiện điều này bằng cách chỉ trích hoặc đổ lỗi. Họ có thể phàn nàn về cảm giác bị bỏ rơi, không còn quan trọng, không được ưu tiên hoặc không được trân trọng.

Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy người phụ nữ đang trải qua sự cô đơn trong hôn nhân:

Tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tình cảm ở nơi khác thay vì chồng mình, cô ấy muốn tìm đến bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình.

Dễ dàng trở nên buồn bã hoặc thất vọng với những thứ xung quanh, điều này có thể dẫn đến việc thường xuyên bùng nổ.

Giảm ham muốn gần gũi, dù là về mặt thể xác hay tình cảm.

Tăng lo lắng. Điều này thường biểu hiện ở việc người vợ đòi hỏi nhiều sự quan tâm và gần gũi hơn từ chồng.

Việc trải qua một hoặc nhiều dấu hiệu này có thể khiến người vợ trở nên xa cách hoặc khép kín hơn với mối quan hệ. Thậm chí điều này còn làm tăng cảm giác cô đơn, đẩy cặp đôi xa nhau hơn.

Sự cô đơn trong hôn nhân có thể xảy ra cho cả vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, phần lớn sẽ phổ biến hơn ở nữ giới vì họ thể hiện sự cô đơn của mình nhiều hơn trong khi những người chồng có thể không sẵn lòng nói ra do kỳ vọng xã hội.

Sự cô đơn ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và cảm xúc

Cảm giác kết nối rất quan trọng đối với sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2006 trên tạp chí Tâm lý học và Lão hóa chỉ ra rằng sự cô đơn có thể làm tăng huyết áp, nguy cơ đau tìm và thậm chí là gây đột quỵ.

Về mặt thể chất, sự cô đơn có thể ảnh hưởng gây khó ngủ, khó giữ tỉnh táo, đau đầu hoặc làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Về mặt tinh thần, sự cô đơn có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm.

Và về mặt cảm xúc, sự cô đơn có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của phụ nữ. Người vợ có thể cảm thấy mình không còn quan trọng, không được đáp ứng nhu cầu hoặc bị từ chối, điều này góp phần làm giảm lòng tự trọng.

Cách kết nối lại

Cách đơn giản nhất để kết nối lại là bắt đầu những cuộc nói chuyện cởi mở và trung thực. Các cặp đôi nên chia sẻ và bày tỏ những cảm xúc chân thật, dễ bị tổn thương của chính mình. Không nên đổ lỗi những cảm xúc này cho người bạn đời vì chỉ làm mối quan hệ căng thẳng hơn.

Các cặp vợ chồng có thể dành thời gian và không gian để kết nối với nhau theo cách đơn giản và có ý nghĩa. Chẳng hạn như dành khoảng 30 phút mỗi tuần để chia sẻ cảm xúc hoặc hẹn hò vào thời gian rảnh.

Tập trung vào sức khỏe cá nhân cũng giúp giảm cảm giác cô đơn và giúp tạo ra mối quan hệ cân bằng hơn. Các cặp đôi có thể cùng nhau tham gia trải nghiệm các liệu trình chăm sóc sức khỏe cùng nhau để gia tăng tình cảm và sự kết nối.