ĐỜI SỐNG

Vì sao không nên cho trẻ con ăn vải khi đói?

Bá Phúc • 29-06-2023 • Lượt xem: 894
Vì sao không nên cho trẻ con ăn vải khi đói?

Tại Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Pasteur Paris, trong hơn 10 năm qua, các nhà khoa học đã cùng nhau hợp tác nghiên cứu mối liên quan về hội chứng viêm não cấp ở trẻ nhỏ khi dùng vải chín trong lúc đói.

Năm 2017, theo tự liệu của Viện vệ sinh dịch tễ, đã có 3 trong 5 trẻ đã tử vong tại Cao Bằng sau khi ăn vải. Tuy nhiên, trước đó trong mùa thu hoạch vải năm 1999 tại Bắc Giang, một số trẻ có vài biểu hiện lâm sàng như hội chứng viêm não cấp ở độ nguy hiểm đến mức gây tử vong. Trước tình hình này, ngành y tế địa phương phối hợp với các chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân.

Chuyên gia nghiên cứu viên cao cấp của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, GS. Phan Thị Ngà cho biết, theo kết quả nghiên cứu sơ bộ có thể xác định ngoài nguyên nhân gây chứng viêm não cấp còn gọi là HCVNC là từ vi rút viêm não Nhật Bản, thì còn có một số khác do vi rút đường ruột gây ra.

Nguyên nhân ban đầu gây chứng viêm não cấp (HCVNC) là từ vi rút viêm não Nhật Bản và một số loại vi rút đường ruột khác.

Cũng trong bài nghiên cứu trên, nhóm của GS. Phan Thị Ngà lần đầu tiên có thể xác định tác nhân dẫn đến việc cơ thể thể trẻ xuất hiện triệu chứng HCVNC là do hoạt chất HypoglycinA/Methylenecycloprolglycine (HGA/MCPG) có trong vải chín. Giải thích về nguyên nhân hoặc tình huống xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của một bộ phận, đặc biệt là trẻ nhỏ ở vùng nông thôn sau khi ăn vải, GS. Ngà cho biết, dựa theo kết quả nghiên cứu, tất cả đều có liên quan đến hoạt chất HGA/MCPG có trong vỏ và hạt vải.

Hoạt chất HGA/MCPG có trong vỏ và hạt vải gây ảnh hưởng đên sức khỏe cũng như chứng viêm não cấp ở trẻ.

Theo lời của GS. Ngà, hoạt chất HGA/MCPG thông thường sẽ khiến lượng đường huyết trong máu bị hạ, dẫn đến thiếu nguồn dinh dưỡng cung cấp cho mô não gây tổn thương não và xuất hiện các bệnh lý tương tự như HCVNC. GS. Phan Thì Ngà cung cấp thêm, ở các vùng nông thôn trồng nhiều vải, trẻ thường có xu hướng ăn nhiều vải thay cơm, chính điều này làm cho tình trạng hạ đường huyết tối cấp, gây tổn thương đến não bộ, dẫn đến trẻ xuất hiện các biểu hiện của một thể viêm não tối cấp như: la hét, co giật, hôn mê hoặc thậm chí là tử vong.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo tuyệt đối không nên để trẻ ăn vải xanh, vải chưa chín hẳn vì chúng gây hạ đường huyết cao gấp 2 – 3 lần so với vải chín.

GS. Phan Thị Ngà khuyến cáo, phụ huynh cần có ý thức trong việc quan tâm và chăm sóc đến sức khỏe của con em bằng cách cho trẻ ăn đủ 3 bữa, không để trẻ nhịn đói khi ngủ và hạn chế ăn quá nhiều vải trong lúc đói.

Hình ảnh: Internet