THỂ THAO

Volleyball Nations League 2023: Nhật Bản dẫn đầu bảng xếp hạng, Iran và Trung Quốc out top

Nhi Phan • 14-06-2023 • Lượt xem: 1894
Volleyball Nations League 2023: Nhật Bản dẫn đầu bảng xếp hạng, Iran và Trung Quốc out top

Tuần vừa qua, giải đấu bóng chuyền quốc tế Volleyball Nations League (VNL) 2023 dành cho nam đã bắt đầu tranh tài. Thật bất ngờ, đội bóng châu Á xuất sắc đánh bại các đối thủ hàng đầu để dẫn đầu bảng xếp hạng thành tích. 

Xem thêm:
Women's Volleyball Nations League 2023: 3 đại diện châu Á vào top, ĐKVĐ rớt hạng sau 1 tuần tranh tài
Women’s Volleyball Nations League 2023: Trận ra quân đối lập của các đội tuyển châu Á

 

Women’s Volleyball Nations League vừa trở lại cho tuần thi đấu thứ 2 tại Brazil và Hồng Kông thì giải đấu dành cho nam cũng vừa kết thúc tuần tranh tài đầu tiên đầy hấp dẫn và có nhiều sự bất ngờ cho người hâm mộ. Lần này, châu Á góp mặt 3 đại diện đến từ Đông Á và Tây Nam Á: Trung Quốc, Nhật Bản, và Iran. Ở tuần đầu tiên, cả 3 đội bóng nằm chung bảng đấu diễn ra tại nhà thi đấu Nippon Gaishi, Nhật Bản. 

Tại giải bóng chuyền quốc tế 2022, Nhật Bản và Iran đã xuất sắc lọt vào vòng 8 đội để thi đấu chung kết tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Quốc không thể hiện được nhiều ở giải đấu quốc tế này nên dừng chân ở hạng 13 chung cuộc.  Nhật Bản, Trung Quốc và Iran đã đặt quyết tâm cao cho lần trở lại VNL 2023. 

Nhật Bản dẫn đầu bảng xếp hạng

Có thể nói, lần trở lại lần này của cả đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Nhật Bản đều mang đến sức mạnh vượt bậc, có những nhân tố chủ chốt mang về thắng lợi vẻ vang cho cả 2 đội tuyển. Tuyển nam Nhật Bản hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng điểm số khi vượt qua nhiều đối thủ mạnh với 14 set đấu, trong đó có đương kim vô địch VNL 2022, để giành 4 trận toàn thắng trong tuần đầu ra quân. Một khởi đầu tuyệt vời của các chàng trai xứ sở mặt trời. 

Nhật Bản là đội xuất hành thứ hai của giải đấu VNL 2023 dành cho nam. Với những kinh nghiệm, kỹ năng và sức chiến đấu của các cầu thủ trẻ, Nhật Bản đã xuất sắc đánh bại đội bóng xếp trên mình 2 bậc ở bảng xếp hạng bóng chuyền thế giới (FIVB) - Iran chỉ với 3 trận đấu. 


Đây còn là cuộc chiến giữa 2 "anh cả" châu Á với thành tích đáng ngưỡng mộ. 

Trước trận đấu, nhiều đánh giá nghiêng về các cầu thủ Tây Á khi họ đang có phong độ nhất định tại các giải đấu lớn. Tuy nhiên, trận đấu đã diễn ra theo chiều hướng ngược lại với thế trận áp đảo của Nhật dành cho Iran. Đội bóng xứ sở hoa anh đào đã cho người xem “đã mắt” với màn trình diễn ấn tượng trên sân nhà từ việc bọc lót đến phản công, tất cả đều nhịp nhàng và diễn ra theo đúng nhịp độ mà họ hướng tới với chiến thắng cách biệt ở 3 set đấu (25-16 , 25-22, 25-19). Được đánh giá cao hơn nhưng Iran đã không thể hiện tốt khi có nhiều điểm chuyền lỗi và thiếu sự ăn ý trong phối hợp. 

Đến lượt thi đấu thứ 2 với Serbia - hạng 11 VNL 2022, Nhật Bản nhập cuộc với tâm thế đầy phấn khởi nhưng lại thiếu tập trung ở những phút cuối khiến đội bóng Trung Á phải nhận thua ngay từ set đầu tiên (22 - 25). Nhanh sốc lại tinh thần, đại diện châu Á dần lấy lại thế trận đã mất trước đối thủ Tây Á với sự tấn công như vũ bão của bộ ba Ran - Yuki - Nishida mang về thắng lợi ở 3 set đấu tiếp theo (25-21, 25-23, 25-20). 

Thừa thắng xông lên, trước đối thủ được đánh giá yếu hơn, Nhật Bản đã nhanh chóng giành chiến thắng thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên, ở trận đấu này Bulgaria đã thi đấu tốt khiến các tuyển thủ Trung Á phải vất vả mới có được điểm số. 3 set đấu kết thúc với tỉ số sát sao (25-22, 25-21, 26-24).


3 trận đấu với kết quả tuyệt vời giúp tuyển Nhật Bản có những giây phút thăng hoa. 

Tưởng chừng sẽ nhận thất bại ở lượt đấu cuối cùng của tuần đầu tiên trước ĐKVĐ VNL 2022, cựu vô địch OLP Tokyo 2020 - Pháp nhưng Nhật Bản tạo bất ngờ lớn khi đánh bại được đối thủ hàng đầu này. Đến với tuần đầu của VNL 2023, Pháp không mang đến đội hình mạnh nhất nhưng cũng được đánh giá khá cao và được xem là một trong những trận đấu hấp dẫn và kịch tính.

Pháp nhanh chóng chứng tỏ đẳng cấp ở set đầu tiên với những pha tấn công lợi hại từ Faure. Nishida và các đồng đội cũng nhanh chóng chạy đua trong cuộc chiến lần này dẫn đến tỉ số set đầu kết thúc ở điểm 27 cho Pháp (25 - 27). Cuộc chiến rượt đuổi vẫn thể hiện ở ba set đấu tiếp theo nhưng thế trận lần này lại khác. Nhật Bản đã vượt mặt đối thủ tầm cỡ để giành chiến thắng chung cuộc với tỉ số 25-22, 25-21 và 25-20. Đội bóng châu Âu thể hiện tốt hơn trong lối tấn công, tuy nhiên họ lại mắc sai lầm ở việc phát bóng dẫn đến việc “dâng điểm” cho đội bạn. 

Đội hình Nhật có sự bổ sung của bộ đôi chủ công đang thi đấu tại Ý là Ran Takahashi và Yuki Ishikawa giúp cho việc phát triển các lối tấn công được đa dạng và nhiều điểm nhấn hơn. Nếu như Koga là chủ lực cho tuyển ở giải nữ thì chồng cô - Nishida có phong độ không tốt trong những trận đấu gần đây. Kết thúc tuần đầu, Nhật Bản không chỉ dẫn đầu bảng xếp hạng mà còn là đội duy nhất chiến thắng cả 4 trận nhận được 12 điểm trở thành niềm tự hào của châu Á. 


Tuyển thủ trẻ (2001) Ran Takahashi đã góp phần lớn vào các trận thắng của Nhật Bản. 

Iran và Trung Quốc rớt hạng

Trong tuần đầu, Iran và Trung Quốc thi đấu thật sự không ấn tượng dẫn đến việc rớt hạng trên bảng điểm thành tích. Nếu như Nhật Bản thể hiện tốt vị trí “anh cả châu Á” dẫn chứng từ việc đứng hạng 1 thì Iran chỉ đứng hạng 11 và đáng thất vọng hơn là Trung Quốc khi nằm áp chót bảng xếp hạng. 

Trung Quốc thi đấu tuần đầu trước các đội bóng Bulgaria, Serbia, Pháp và “người bạn” cùng châu lục Iran. Trận mở màn kịch tính kéo dài đến set thứ 5 cho giải đấu bóng chuyền nam quốc tế đến từ Trung Quốc và Bulgaria. Các chàng trai Trung Hoa đã nhập cuộc tốt, làm chủ cuộc chiến và giành chiến thắng ở set 1, 3 và 5 (25-20, 25-21, 15-9). Bị hạ gục nhanh chóng bởi Serbia, Trung Quốc có lượt thua đầu tiên (34-32, 25-16, 25-20). Sau đó là chuỗi trận thua của đại diện châu Á trước ĐKVĐ Pháp và đội bóng Tây Á Iran. Cả 2 trận đấu các cầu thủ Trung Quốc chỉ chiến thắng được 2 set và để thua đến 6 set đấu. 


Các chàng trai Trung Quốc chẳng thể giành được chiến thắng trước các đối thủ đẳng cấp. 

Trước đó, huấn luyện viên Trung Quốc gây nhiều tranh cãi khi chỉ mang 2 chủ công tham gia tuần đầu tiên nhưng lại có đến 5 tay chắn, sau đó, đội hình đã được điều chỉnh lại tăng lên 4 chủ công. Tuy nhiên, đội bóng Trung Á vẫn chưa tạo ra nhiều cơ hội trong các trận đầu cùng với việc mắc sai lầm trong phòng thủ lẫn đường chuyền nên Zhang Jingyin và đồng đội kết thúc tuần đầu với vỏn vẹn 2 điểm. 

Iran cũng không khá hơn Trung Quốc khi để thua đến 3 trên 4 trận đấu tuần đầu. Trận ra quân các chàng trai Tây Á đã phải nhận thất bại cay đắng trước đội bóng cùng đẳng cấp - Nhật Bản. Sau đó, 2 đại diện đến từ châu Á và châu Âu đã có hiệp đấu căng thẳng kéo dài trận đấu đến set thứ 5. Ba Lan đã có một chiến thắng vất vả khi bị xuống sức ở trận đấu trước. Iran đã thi đấu công thủ toàn vẹn nhưng vẫn không tận dụng được cơ hội lớn này để lật ngược thế cờ ( 25-23, 25-23, 21-25, 15-25, 13-15). 


Được đánh giá "trên cơ" Nhật Bản nhưng Iran lại gây thất vọng ngay tuần đầu. 

Giành quyết tâm cao sau khi để thua 2 trận đấu đầu tiên, Iran cũng đã có được chiến thắng gỡ gạc trước đối thủ được đánh giá yếu hơn là Trung Quốc. Trong trận đấu này, Trung Quốc đã có phần thi đấu xuất sắc ở set 1 với điểm block khá cao (8) nhưng đến những set tiếp theo Iran đã hoàn toàn thể hiện sức mạnh, tạo nên những pha dứt điểm trọn vẹn để nắm lấy phần thắng (  23-25, 25-15,  25-20, 25-14). Đội bóng Tây Á cũng không tạo được bất ngờ ở lượt đấu cuối trước á quân châu Âu - Slovenia khi họ chơi lấn lướt về mọi mặt khiến các chủ công Iran cũng phải ngả mũ.