Một số các chuyên gia nhận định, việc các TikToker đang hoạt động tuyên truyền nhiều thông tin như tư vấn, định hướng ngành học một cách sai lệch trên nền tảng cùng tên, dần trở thành hiện tượng gây sốc và được bàn luận rất nhiều trong thời gian gần đây. Hành động này được đánh giá là trái đạo đức và cần triển khai hướng để xử lý.
Theo những thông tin nhiều ngày qua, trên trang mạng xã hội TikTok cần đang xuất hiện nhiều nội dung về tư vấn hướng nghiệp ngành học, khiến rất nhiều học sinh hoang mang và lo nghĩ. Tình trạng này kéo theo nỗi bâng khuâng của phụ huynh đang trong quá trình tìm hiểu và định hướng ngành học cho con em.
Sự câu view bất cẩn, trái đạo đức của TikToker
Trao đổi với chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Huệ của trường Đại học sư phạm Hà Nội, bà thừa nhận hiện nay mạng xã hội TikTok đang là nền tảng ưa chuộng của giới trẻ. Và theo bà, nền tảng này chỉ đơn thuần là một mạng xã hội truyền đạt thông tin, nhưng vấn đề ở đây chính là chất lượng nội dung hiện tại đang tràn lan các nội dung câu view bẩn, quảng cáo và tư vấn ngành học một cách sai lệch. Do đó, bà Nguyễn Thị Huệ nhấn mạnh đây được xem là một hình thức lừa đảo.
Hàng loạt thông tin sai lệch về ngành học bị các TikToker đua nhau câu like, câu view bất chấp
Bên cạnh đó, bà Huệ đánh giá, những video TikTok có thời lượng rất ngắn nên không thể truyền đạt đủ thông tin và đúng nội dung. Vì vậy, phụ huynh cần cảnh giác và chọn lọc những nội dung thực tiễn, tránh thông tin sai lệch liên quan đến việc lựa chọn tuyển sinh. Tuy vậy, bà cho biết nền giáo dục cũng đang rất lo ngại về những video TikTok sai lệch vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều, nhất đến tỷ lệ đăng ký xét tuyển,… Do đó, bà Huê yêu cầu Bộ GD & ĐT phải có những biện pháp xử lý quyết đoán đối với những nội dung thiếu tính chính xác, trái đạo đức và câu view của các TikToker về các ngành giáo dục.
Để nói về vấn đề trên, đại diện phòng tuyển sinh Đại học Hà Nội cũng cho biết đang quan điểm lo ngại trước những video TikTok hướng nghiệp, giáo dục. Đại diện này cho biết, những người viết nội dung trên TikTok không thể kiểm chứng, và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung, nên sẽ gây nhiều thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến các học sinh trong vấn đề lựa chọn, đăng ký cũng như xác định mục tiêu của ngành học.
Ngoài ra, người đại diện này nói thêm, người làm nội dung hướng nghiệp trên Tiktok đang rất bất chấp đạo đức, cố tình định hướng cho dư luận bằng các nội dung gây tranh cãi và mang tính thiếu trực quan. Vì vậy, ông nhấn mạnh sẽ đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, thực hiện xử phạt nặng đối với các hành vi tuyên truyền sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận.
Nỗi hoang mang của phụ huynh lẫn học sinh
Em Trần Hoàng Long, học sinh lớp 12 tại Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, hiện bản thân em đang cảm thấy hoang mang trong việc đặt nguyện vọng, khi tiếp nhận các tác động từ loạt thông tin trên TikTok với chủ đề về “top 5 ngành học lỗi thời, tuyệt đối không nên đăng ký. Trước đó, em Long dự kiến sẽ vào nhóm ngành Quản trị kinh doanh - Marketing của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Mang tâm lý như em Long, em Đinh Công Tuấn Anh hiện đang là học sinh lớp 12 của trường THPT Trần Phú (Hà Nội) cũng lo lắng trước những thông tin sai lệch đang lan truyền trên video TikTok về ngành ngôn ngữ Anh có nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp cao.
Không chỉ riêng học sinh, phụ huynh cũng khá bối rối khi tìm đến sự tư vấn ngành học cho con qua TikTok. Theo lời chị Lê Thị Nụ (40 tuổi, Vĩnh Phúc) cho biết, chị và con gái đã thống nhất là sẽ theo học ngành Sư phạm. Nhưng dạo gần đây, con gái chị lại muốn đổi ngành, vì lý do Sư phạm đang nằm trong những ngành thất nghiệp trong năm 2022. Do có quá nhiều nguồn tin tư vấn trên TikTok, nên hiện tại chị đang cảm thấy hoang mang, không biết đâu là nguồn tin đáng tin cậy và lo ngại việc chuyển ngành cho con gái.
Học sinh hoang mang trước những thông tin TikToker đưa ra về ngành nghề.
Đâu mới là nguồn tư vấn tin cậy?
Theo thống kê tỷ lệ sinh viên trúng tuyển và xác nhận nhập học năm 2022 của bộ GD&ĐT khối ngành Quản trị kinh doanh có tỉ lệ 24.54%. Tiếp theo là các khối ngành lần lượt là Công nghệ thông tin chiếm 11.79%; Công nghệ kỹ thuật chiếm 9.18%; Nhân văn chiếm 8.68% và Sức khỏe chiếm 6.35%.
Sơ đồ thống kê các ngành thu hút học sinh trong năm 2022
Phó hiệu trưởng trường Đại học nông lâm TP.HCM, tiến sĩ Trần Đình Lý khuyến cáo học sinh nên nghe, tiếp thu những nguồn thông tin chính thống từ Bộ Giáo dục để có sự lựa chọn đúng đắn. Mặc khác, học sinh cần tránh lắng nghe những nội dung gây hiểu lầm, mang tính câu like, câu view để tránh ảnh hưởng đến quyết định cũng như hoang mang trước các thông tin chính thống.
Hình ảnh: Internet