ĐỜI SỐNG

4 cách để có giấc ngủ trưa khỏe mạnh

Nina • 19-08-2024 • Lượt xem: 652
4 cách để có giấc ngủ trưa khỏe mạnh

Một chút chợp mắt buổi trưa là việc rất tự nhiên và rất tốt cho bạn. Điều này giúp cải thiện khả năng nhận thức/hiệu suất làm việc của não, thúc đẩy tâm trạng tốt hơn và giúp bạn khỏe mạnh hơn. Nhưng giống như mọi thứ khác trong cuộc sống, bạn cần tùy chỉnh trải nghiệm theo nhịp điệu cơ thể và lối sống của riêng mình. Không có chính xác một cách “tốt nhất” nào, tuy vậy lại có một số chiến lược sau đây mà bạn có thể cân nhắc để có giấc ngủ trưa hiệu quả.

Một chút chợp mắt buổi trưa là điều rất tự nhiên và rất tốt cho bạn. Điều này giúp cải thiện khả năng nhận thức/hiệu suất làm việc của não, thúc đẩy tâm trạng tốt hơn và giúp bạn khỏe mạnh hơn. Nếu được, bạn hãy cứ đánh một giấc ngủ ngắn, nhưng giống như mọi thứ khác trong cuộc sống, bạn cần tùy chỉnh trải nghiệm theo nhịp điệu cơ thể và lối sống của riêng mình. Không có chính xác một cách “tốt nhất” nào, tuy vậy lại có một số chiến lược sau đây mà bạn có thể cân nhắc để có giấc ngủ trưa hiệu quả.

Hãy tranh thủ chợp mắt ngay khi có thể. - Ảnh: Unplash

Bốn chiến lược ngủ trưa cần cân nhắc

Khi bạn có một nơi để ngả lưng trong một khoảng thời gian mong muốn, bạn có thể thử các cách sau đây để xem cách nào có lợi nhất cho bạn:

1. Giấc ngủ trưa “cổ điển”

Đối với hầu hết mọi người, một giấc ngủ ngắn khoảng 10-20 phút vào đầu giờ chiều sẽ giúp họ thoát khỏi cảm giác khó chịu sau bữa trưa và cảm thấy tràn đầy năng lượng cho phần còn lại của ngày. Đây là cách tốt nhất khi các buổi chiều của bạn chỉ toàn cảm giác lờ đờ ngái ngủ.

2. Uống một chút cà phê trước khi ngủ trưa.

Nếu cách ngủ bình thường không hiệu quả, bạn có thể nạp thêm một chút caffeine, uống thật nhanh và nằm nghỉ ngơi trong vòng 20-30 phút. Caffeine mất khoảng 10 phút để bắt đầu tác động đến bạn và khoảng 45 phút để đạt nồng độ đỉnh trong máu. Điều đó có nghĩa là bạn có thể ngủ một giấc ngắn, sau đó thức dậy ngay khi caffeine bắt đầu tác động, mang lại cho bạn cảm giác sắc bén và minh mẫn hơn.

3. Tranh thủ chợp mắt ngay khi có thể.

Ngủ trưa đúng giờ và không bị gián đoạn sẽ rất tốt cho bạn, nhưng nếu bạn có lịch trình bận rộn và phức tạp thì sao? Có thể là một đứa con, hoặc một công việc không cho phép bạn ở linh hoạt. Trong trường hợp đó, hãy chợp mắt bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Ngủ khi bé đang ngủ, ngủ trên xe buýt, taxi, hay ngủ gật một chút ngay tại bàn. Một giấc ngủ ngắn không hoàn hảo dù sao vẫn tốt hơn nhiều.

4. Ngủ lấy sức trước khi làm nhiệm vụ.

Thậm chí nếu như bạn không có được giấc ngủ trưa thường xuyên, cũng đừng loại bỏ việc chợp mắt. Trước một nhiệm vụ căng thẳng hoặc đòi hỏi thể lực, hãy ngủ một chút để giúp tăng hiệu suất cho công việc.

Giấc ngủ trưa giúp sức khỏe của bạn tốt hơn. - Ảnh: Unplash

Các mẹo để có giấc ngủ trưa tốt hơn

- Chọn thời lượng phù hợp: Ranh giới giữa "ngủ trưa" và "đi ngủ" có thể không rõ ràng, nhưng nhìn chung bạn không muốn giấc ngủ trưa của mình quá dài. Giấc ngủ ngắn chỉ 10 phút vẫn có thể giúp bạn khỏe hơn, giấc ngủ dài hơn từ 20-45 phút có thể tránh được "giấc ngủ uể oải" (cảm giác lừ đừ vì cố gắng tỉnh dậy ngay khi bước vào chu kỳ ngủ sâu nhất) và giấc ngủ khoảng 90 phút thường sẽ đánh thức bạn ngay khi bạn thoát khỏi giấc ngủ sâu đó. Giấc ngủ lâu hơn sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ ngủ tự nhiên của bạn vào buổi tối.

- Đừng phá hỏng lịch trình của bạn: Nhìn chung, đầu giờ chiều là thời điểm tốt nhất để ngủ trưa. Tuy nhiên cũng không cần quá cứng nhắc; bạn phải điều chỉnh thời gian tùy thuộc vào đồng hồ sinh học riêng của mình. Nếu bạn hay thức khuya, bạn có thể đẩy giấc ngủ vào cuối buổi chiều. Nếu bạn thứcdậy trước cả mặt trời thì một giấc ngủ trưa sớm hơn sẽ hiệu quả.

- Chọn không gian phù hợp: Chỉ cần ngả lưng và nhắm mắt lại cũng đủ, nhưng để hiệu quả nhất thì bạn nên tạo ra một môi trường ngủ tốt: tối, yên tĩnh và thanh bình. Ngủ trưa trên một chiếc ghế không thoải mái hoặc bề mặt quá cứng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của bạn.

- Tạo ra “vùng đệm”: Giấc ngủ không phải lúc nào cũng đến ngay lập tức, và kể cả khi bạn ngủ được một chút thì vẫn có thể rơi vào trạng thái "giấc ngủ uể oải" đã đề cập ở trên. Hãy dành ra 5-10 phút cho việc thư giãn trước khi ngủ và tập trung lại sau khi thức dậy.

Dù sở thích, đồng hồ sinh học hay nhu cầu thể chất của bạn là gì, thì không thể phủ nhận rằng ít nhiều gì mọi người đều được hưởng lợi ích từ việc ngủ trưa. Tìm ra cách thực hiện nó sẽ giúp bạn được nhiều hơn và không mất đi gì cả!