ĐỜI SỐNG

5 thói quen sẽ tạo ra khoảng cách giữa những đứa trẻ cha mẹ nào cũng cần biết

Nguyễn Hậu • 30-08-2023 • Lượt xem: 3845
5 thói quen sẽ tạo ra khoảng cách giữa những đứa trẻ cha mẹ nào cũng cần biết

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard ngoài yếu tố di truyền, chỉ số IQ của trẻ được trau dồi, phát triển qua những thói quen đơn giản, đặc biệt là ở những thời điểm đỉnh cao về phát triển IQ.

Trường đại học Y Harvard trực thuộc Đại học Harvard đưa ra số liệu cho thấy: Bộ não của những đứa trẻ mới được sinh ra chỉ tương đương 25% bộ não người trưởng thành. Tỷ lệ này đạt mức 80% - 85% ở trẻ 5 đến 6 tuổi. Điều này có nghĩa là giai đoạn quan trọng để phát triển trí não là giai đoạn từ 0-6 tuổi. Cũng theo nghiên cứu trên, trong não mỗi người có 140 nghìn tỷ tế bào đều giống nhau. Nhưng tỉ lệ sử dụng tế bào não rất khác nhau, những người có tỷ lệ sử dụng tế bào não cao hơn thì thông minh hơn.

Thói quen tập thể dục

Phó giáo sư John Reddy trường Y Harvard đã viết cuốn sách “ Tập thể dục làm biến đổi não bộ” đã phát hiện ra bí bật về sự liên kết giữa trí não và việc tập thể dục. Sau 20 năm nghiên cứu, ông kết luận rằng: Tập thể dụng không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn giúp trẻ tăng cường trí não và thông minh hơn.

Phó giáo sư John Reddy đã ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào dự án giáo dục thể chất tại một trường ở ngoại ô Chicago với 19 nghìn học sinh. Kết quả là những học sinh ở trường này không những trở thành nhóm học sinh khỏe mạnh nhất nước Mỹ so với các trường khác mà còn đứng thứ nhất về khoa học công nghệ và đứng thứ 6 về toán học trong một cuộc thi tổ chức năm 1999.

Thể thao giúp trẻ khỏe mạnh và vui vẻ.

Các chuyên gia Anh cũng chỉ ra rằng: Đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi cần phải được vận động ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Cha mẹ nên tập cho con ít nhất một môn thể thao ngay từ khi còn nhỏ như cầu lông, dây thừng, chơi bóng, tập võ, chạy... Tập thể dục thể thao đều đặn giúp kích thích cơ thể tiết ra nhiều hoạt chất tăng cường sự phát triển trí tuệ và khả năng tư duy ngoài ra còn giúp tăng cường thể lực, tăng sức chịu đựng, tăng khả năng cạnh tranh và hợp tác của trẻ.

Thói quen đọc sách

Tháng 1 năm 2013, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Psychology Science đã kết luận rằng: chỉ số IQ của trẻ sẽ tăng lên hơn 6 điểm khi đọc sách cho trẻ nghe kết hợp với tương tác.

Dạy con đọc sách từ bé.

Nhà giáo dục Liên Xô vĩ đại Vasily Sukhomlinsky đã từng nói: "Cách để trẻ thông minh hơn không phải là học thêm hay tăng lượng bài tập về nhà mà là gia tăng thêm thời gian đọc sách".

Giáo sư Hong, một nhà khoa học não bộ cho biết: Đọc sách là cách tiếp thu thông tin nhanh nhất bởi mắt có thể đọc được 688 từ/ phút nhanh gấp 3 lần so với tốc độ nói chỉ 250 từ/ phút. Sách là kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Rèn luyện thói quen đọc sách giúp trẻ tích lũy thêm nhiều kiến thức, tĩnh tâm và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Dạy trẻ làm việc nhà

Ngày nay nhiều gia đình muốn con tập trung vào việc học vì vậy không muốn con cái làm việc nhà. Thêm vào đó việc mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con, gia đình lại có điều kiện kinh tế nữa, sự ra đời của nhiều loại máy móc hỗ trợ làm việc nhà vì vậy cha mẹ lại càng không bắt con làm việc nhà mà chỉ cần học giỏi thì sẽ có công việc tốt và thành công. Tuy nhiên thực tế lại chứng minh rằng những đứa trẻ chăm chỉ làm việc nhà, tương lai sẽ thành công hơn. Nghiên cứu trong 20 năm của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng tỷ lệ có việc làm ở những đứa trẻ làm việc nhà và không làm việc nhà là 15:1, tỷ lệ tội phạm ở tuổi trưởng thành là 1:10.

Dạy trẻ chia sẻ việc nhà.

Rèn trẻ thói quen làm việc nhà mang đến nhiều lợi ích cho trẻ như: sống có trách nhiệm với gia đình, rèn luyện tính tự lập, không dựa dẫm hay phụ thuộc vào người khác, chủ động và dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới nếu có thay đổi, rèn thói quen quan tâm giúp đỡ người khác...

Thói quen dọn dẹp, sắp xếp

Một khảo sát của Đại học Harvard cho thấy trẻ em có bàn làm việc sạch sẽ, gọn gàng thường tập trung, có điểm tốt, tính cách vui vẻ. Ngược lại những đứa trẻ có tính bừa bãi, lộn xộn thường lười nhác, lề mề và điểm số cũng nhàng nhàng.

Hình minh họa.

Rèn thói quen dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc và không gian sống của trẻ là cách giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, quản lý, hoạch định cuộc đời chúng sau này.

Thói quen đúng giờ

Để hiểu được tầm quan trọng của việc đúng giờ chúng ta hãy cùng xem hai trường hợp sau đây: Có hai đứa bé cùng học một lớp học vẽ. Bé trai thường đến muộn và lười biếng trong việc luyện tập, ngược lại bé gái lại luôn đến sớm và lặng lẽ ngồi vẽ. Những hôm trời mưa bé gái luôn được mẹ đưa tới lớp, một thời gian sau bé gái có kỹ năng thuần thục hơn bé trai. Bí quyết được người mẹ chia sẻ: không có gì đặc biệt. Học tập tốt cần có chút thiên phú, nhưng thái độ thì quan trọng hơn. Tôi luôn yêu cầu con gái mình làm gì cũng phải nghiêm túc và điều kiện tiên quyết để chăm chỉ trong học tập là phải đúng giờ.

Đúng giờ giúp trẻ trở thành người đáng tin cậy.

Đúng giờ là một thói quen quan trọng không chỉ ở người lớn mà cả ở trẻ nhỏ giúp trẻ trở thành người đáng tin cậy, chuyên nghiệp, được thầy cô quý mến, cải thiện và nâng cao năng lực học tập, rèn luyện năng lực tổ chức và quản lý thời gian.