VĂN HÓA

Bệnh dịch mới: Lời cảnh cáo của Mẹ thiên nhiên?

DDVN • 30-07-2020 • Lượt xem: 3421
Bệnh dịch mới: Lời cảnh cáo của Mẹ thiên nhiên?

Thế giới đang trải qua trận đại dịch COVID-19 với mức độ tàn phá rất nguy hiểm, tuy nhiên, chúng ta tin tưởng rằng với sự phát triển vượt bậc của khoa học, trong đó có công nghệ y dược, chắc chắn dịch bệnh do coronavirus chủng mới gây ra sẽ được kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi. Đại dịch cũng nhắc nhỡ con người phải biết trân trọng bảo vệ môi trường, bảo vệ giới thế tự nhiên để cuộc sống luôn được bình yên.

Sau hơn một thế kỷ, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xã hội loài người đã có những bước tiến chưa từng thấy. Khoa học cũng giúp kích hoạt nền kinh tế tăng trưởng mạnh với vô vàn cải cách được tạo ra nhờ kỹ thuật khai thác mới từ thế giới tự nhiên. Nền văn minh của chúng ta đã vượt trội hơn so với tự nhiên là điều không thể tranh cãi.

Nhưng có thể nhận thấy, trên bước đường tiến hóa của loài người, thảm họa, dịch bệnh cũng xuất hiện theo, các trận đại dịch có sức tàn phá khủng khiếp đã làm thay đổi cả tiến trình lịch sử nhân loại trong suốt quá trình tồn tại của mình.

Cuối năm 2019, đầu năm 2020 vi rút bí ẩn bất ngờ xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, rồi sau đó lan rộng ra trên toàn thế giới. Ngày 11.3.2020  Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) đã chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu.  

Theo số liệu từ Bộ Y tế Việt Nam, tính đến 9 giờ sáng ngày 30.7, toàn thế giới đã  17.179.092 nhiễm COVID-19, trong đó 669.948 người đã tử vong. COVID-19 cũng lan rộng trong 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng tại Việt Nam có 459 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Con vi rút bé nhỏ này đang tiếp tục đe doạ hàng tỷ người người trên trái đất. Vi rút thách thức cả một nền khoa học mà con người luôn tự hào là tinh hoa của nhân loại... Vi rút gần như là vô hình, nhưng những tác động của nó là hữu hình, kinh tế thế giới bị đình trệ, con người hoảng sợ. Các nhà khoa học thì bối rối mày mò tìm hiểu chúng.

Dù đang sở hữu một nền khoa học được cho là tiến bộ cũng như nền kinh tế đồ sộ... nhưng trước con con vi rút này, con người gần như thất thủ.

Khi mạng sống bị đe doạ sẽ làm gì, dĩ nhiên họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả để tập trung vào vấn đề duy nhất là làm sao để tồn tại, làm sao để sống sót. Muốn sống sót thì phải làm gì? Chế vắc xin ư, vắc xin chắc chắn là cứu cánh nhưng cái lớn nhất mà con người cần làm ngay bây giờ là trả những gì của tự nhiên về cho tự nhiên. Sự cân bằng này sẽ giúp cho thế giới bình yên hơn.

Một trong những minh họa về mối liên hệ mật thiết và ràng buộc giữa thiên nhiên và con người nhà thiết kế người Ba Lan đã khiến người xem phải  suy ngẫm.

Tự nhiên vốn là nơi con người khởi thuỷ, tự nhiên luôn thương yêu bảo bọc con người và dạy cho chúng ta những bài học sâu sắc nhất. Thế nhưng ngược lại loài người luôn tìm cách chống lại tự nhiên bằng cách ngăn sông, phá rừng, lấp biển, tiêu diệt động vật hoang dã làm cạn kiệt và biến đổi tự nhiên theo theo ý thích.

Vi rút xuất hiện chính là lời nhắc nhỡ chúng ta phải biết trân trọng tất cả những điều tốt đẹp mà thiên nhiên ban tặng thay vì tìm cách biến đổi và tàn phá.

Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến những trận đại dịch kinh hoàng, nhưng con người đã kiên cường trụ vững và vượt qua nhờ vào sự phát triển vượt bậc của khoa học… nhưng không vì thế mà chúng ta thờ ơ với việc bảo vệ môi trường sống của chính mình. Loài người không chỉ đối diện với sự đe doạ của vi rút, bệnh dich mà còn phải gánh chịu những hậu quả khác nếu còn muốn cố gắng biến đổi tự nhiên, hủy hoại môi trường.