VĂN HÓA

Biển địa đầu Tổ quốc

Khuê Việt Trường • 19-05-2022 • Lượt xem: 2064
Biển địa đầu Tổ quốc

Có mấy người đặt chân đến Trà Cổ, bởi nơi này không phải là điểm du lịch rộn ràng bước chân du khách tìm đến. Nhưng Trà Cổ là vùng biển lạ kỳ nhất ở địa cầu Tổ quốc.

Bởi theo ranh giới địa lý, những con sóng biển cứ vỗ bờ xa tít ngoài khơi kia, có sự phân chia địa phận giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vì khi tìm đến vùng biển này, chúng tôi đang ở bãi biển với những con thuyền đang neo đậu, với hàng dương liễu phủ xanh bờ cõi, nhìn ra xa mà chưa có dịp leo lên con thuyền nào đó ra khơi xa.

Tỉnh Quảng Ninh có một địa danh rất ấp dẫn, thu hút mọi ngời tìm tới, đây là thành phố Móng Cái. Hấp dẫn ở đây chính là Móng Cái sát biên giới Trung Quốc.

Đất nước Việt Nam hình cong như chữ S. Khi nhìn lên bản đồ ta thấy có hai bãi biển khá độc đáo là bãi biển đầu tiên và cuối cùng của hình chữ S. Đó là bãi biển Mũi Cà Mau, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau. Một bãi biển khác là Trà Cổ thuộc Móng Cái, Quảng Ninh. Hai bãi biển ấy cách nhau một chiều dài 3260km. Cột mốc này được cắm tại bãi biển Trà Cổ. Để một lần chạm chân đến bãi biển đầu tiên, bãi biển Trà Cổ là một cuộc hành trình dài, không phải ai cũng có cơ hội tìm đến. Trà Cổ là một địa danh ráp ranh biển Trung Quốc. Gần Trà Cổ có một nơi đón bình minh hoặc hoàng hôn cực kỳ lãng mạn, đó là mũi Sa Vĩ, điểm đầu tiên của chữ S.


Bãi biển Trà Cổ


Cát bồi trên biển

Khi đến Móng Cái, mọi người vẫn thường chọn cách làm giấy thông hành để qua thị trấn Đông Hưng, Trung Quốc, chỉ cách Móng Cái con sông Ka Long. Tuy nhiên, vào chiều chủ nhật, cửa khẩu Móng Cái không làm giấy thông hành, nên bãi biển Trà Cổ trở thành điểm rong chơi của du khách.

Từ Móng Cái đi Trà Cổ chỉ chưa tới 10km. Con đường dẫn bạn đến tận bãi biển, nếu bạn không muốn dừng chân ở một nhánh rẻ nào. Trên đường đi, sẽ gặp Nhà thờ Trà Cổ kiến trúc tuyệt đẹp và rất cổ kính, được xây dựng từ năm 1880 và được tôn tạo năm 1995.

Chúng tôi phóng xe đi, rồi dừng chân ở công trình Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Kỳ kỷ niệm 50 năm thành lập thành phố Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2013), mang hình biểu trưng Tổ quốc nơi biên giới đất liền. Công trình có chiều cao 27m, gồm 8 lá dương khổng lồ bằng bê tông vút thẳng lên trời; vành đai bê tông có chu vi 200m, cao 6m ốp bằng sứ màu các hình ảnh sinh hoạt truyền thống văn hóa Việt Nam. Khu vực quảng trường, công viên và khu dịch vụ có diện tích gần 1.500m2. Đây là cụm thông tin cổ động mang biểu trưng Tổ quốc nơi biên giới đất liền có quy mô to lớn và hoành tráng nhất Việt Nam.

Từ công trình độc đáo ấy, tiếp tục đi hơn trăm mét là gặp bãi biển Trà Cổ cực kỳ hoang sơ, bên cạnh là rừng dưng đêm ngày rì rào. Tại đây có một biểu trưng hình lá dương với dòng chữ: Từ rừng dương Trà Cổ đến rừng đước Cà Mau. Đây cũng là nơi du khách thường dừng chân chụp ảnh lưu niệm. Ngay bãi biển là tấm bảng: “Vành đai biên giới”, nhìn ra xa xa là biển Trung Quốc.


Cụm công trình kỷ niệm 50 năm thành lập thành phố Quảng Ninh

Trà Cổ có rất nhiều con đường nhỏ dẫn bạn ra biên. Và mỗi con đường ra biển ấy đều hoang sơ, cho bạn bắt gặp những rừng dương chạy suốt chiều dài biển. Rừng dương ở đây mọc hồn nhiên, chống chọi với gió biển cho nên có nhiều tư thế rất đẹp. Những hàng quán bán hải sản cũng được mở ra để phục vụ du khách. Và khách có thể vô tư đi xuống thềm cát biển, nhặt những vỏ ốc trôi dạt từ xa khởi xa nằm trên bãi cát. Khách cũng có thể mê mẩn ngắm nhìn từng vạt hoa rau muống biển nở một màu hoa tím ngắt. Hay leo lên những con thuyền neo đậu trên bờ mà chụp vài tấm ảnh lưu niệm.

Sự độc đáo của bãi biển Trà Cổ ngoài việc là bãi biển đầu tiên của Việt Nam, đây cũng là bãi biển hoang sơ nhất nước. Sự tận hưởng sự hoang sơ ấy làm cho đôi bàn chân chạm cát biển trở nên lạ, tầm mắt ngắm nhìn xa khơi xa như nhìn thấy những cánh buồm đang rong ruổi. Và cả khi bãi biển chỉ có bãi cát, những con thuyền neo đậu cũng đã là sự tuyệt vời, sự cảm nhận đến tận đáy lòng khi đang có mặt ở đây.


Rừng dương

Một góc biển Trà Cổ

Chắc chắn trong nhiều năm nửa, Trà Cổ vẫn mãi là bãi biển nguyên sơ như tạo hóa đã tạo ra như thế, không có bàn tay con người chạm vào. Để sự hoang sơ ấy sẽ luôn là ấn tượng trọn vẹn cho người được may mắn ghé đến, chạm đến và tận hưởng.

Bài và ảnh: Khuê Việt Trường