Mới đây, một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại trường Ischool khiến một em học sinh lớp 1 tử vong. Ngộ độc thực phẩm có thể phòng ngừa và kiểm soát được nếu chúng ta hành động kịp thời ngay hôm nay.
Tin, bài khác:
Sau vụ ngộ độc thức ăn, hiệu trưởng trường iSchool bật khóc
Nhiều câu hỏi đặt ra đối với việc học sinh ngộ độc ở trường iSchool vẫn chưa được trả lời
Vụ ngộ độc thực phẩm học đường lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay xảy ra tại trường Ischool Nha Trang ngày 17/11 vừa qua khiến cho hơn 665 học sinh và nhiều giáo viên phải nhập viện. Trong đó 400 ca phải điều trị nội trú và 1 học sinh nam 6 tuổi tử vong. Vụ ngộ độc đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh nhà trường, phụ huynh và toàn thể xã hội về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm học đường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay lập tức đã ban hành công văn số 6141/ BGDĐT-GDTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trung ương yêu cầu tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
1.Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục và toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chống ngộ độc thực phẩm.
2. Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Tuân thủ nghiêm quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Nghiêm cấm không để các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được cung cấp thực phẩm cho trường học.
3.Tăng cường công tác y tế vệ sinh môi trường trong trường học để phòng chống các bệnh lây truyền do ô nhiễm nguồn nước.
4.Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và thể trạng của học sinh.
5.Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành giáo dục - y tế kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh để giám sát nguồn gốc, bảo quản, chế biến thực phẩm tại trường học.
Ngoài ra một số lời khuyên được các chuyên gia đưa ra cho trường học cần thực hiện sau đây:
1. Vệ sinh sạch sẽ và kiểm soát dịch hại nơi chế biến thực phẩm
Sự tích tụ dầu mỡ, bụi bẩn, chất thải thực phẩm tại nơi chế biến thực phẩm là nơi sinh sản nhanh chóng các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy cần làm sạch và khử trùng đối với tất cả bề mặt tiếp xúc với thực phẩm như dao, thớt, mặt bàn, tay nắm cửa tủ lạnh, rửa tay, mặc quần áo chuyên dụng, tóc gọn gàng...
Niêm phong thùng rác khi đầy, xử lý chất thải kịp thời, giữ vệ sinh khu vực đổ rác, làm sạch sàn nhà, bịt kín các khe hở vết nứt trên tường và trần nhà.
2. Kiểm soát nhiệt độ
Thực phẩm phải được nấu chín, nước đun sôi, kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh mỗi ngày để đảm bảo thực phẩm được bảo quản trong nhiệt độ đúng quy định.
3. Bảo quản và tách biệt thực phẩm.
Thực phẩm phải được bảo quản trong hộp riêng biệt cho từng loại. Tất cả các loại thực phẩm đều phải được dán nhãn rõ ràng với mục đích sử dụng chính xác trước ngày hoặc tốt nhất. Ngoài ra phải sử dụng thớt cho thức ăn sống và chín riêng biệt, có mã màu để phân biệt.
4. Đào tạo nhân viên
Nhân viên nấu thực phẩm trong trường học cần có bằng cấp về an toàn thực phẩm và được đào tạo chuyên nghiệp.
5. Nhận thức về chất gây dị ứng
Cần nắm rõ danh sách các thực phẩm gây dị ứng và ngộ độc trong thức ăn để thông báo cho học sinh. Có 14 chất gây dị ứng là: rau cần tây, Gluten, giáp xác, trứng, cá, đậu lupin, sữa, nhuyễn thể, mù tạc, quả hạch, đậu phộng, vừng, đậu nành, lưu huỳnh đi-ô-xít.
Người quản lý nên thông báo cho tất cả nhân viên về các biện pháp kiểm soát chất gây dị ứng, kể cả nhân viên mới và nhân viên tạm thời.
6. Nên cho nhân viên nhà bếp ăn thử thức ăn sẽ chuẩn bị cho học sinh trước 5 giờ. Nếu nhân viên nhà bếp có vấn đề sẽ ngay lập tức ngừng cho học sinh ăn.
Nhật Bản một quốc gia ở châu Á có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam. Việc đảm bảo dinh dưỡng học đường cho học sinh được nhiều nước trên thế giới nể phục và học tập theo. Tại nhật bản, chương trình ăn trưa ở trường là bắt buộc đối với học sinh. Trẻ em không được phép mang bữa trưa từ nhà. Tất cả học sinh phải ăn cùng bữa trưa ở trường. Bữa trưa được coi không chỉ là thời điểm cho học sinh ăn mà còn là cơ hội để giáo dục các em kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng.
Bữa trưa ở trường được gọi là shokuiku, có nghĩa là “giáo dục về thực phẩm và dinh dưỡng”. Thực đơn bữa trưa được các chuyên gia dinh dưỡng lên kế hoạch để đảm bảo rằng học sinh nhận được một bữa ăn cân bằng, lành mạnh mỗi ngày. Hàng năm, chính phủ Nhật Bản nghiên cứu các mô hình dinh dưỡng và ăn uống trên khắp đất nước và sử dụng thông tin đó để giúp xác định cách tạo thực đơn.
Năm 2005 Nhật Bản đã ban hành luật Cơ bản về Shokuiku. Năm 2008, “Đạo luật bữa trưa tại trường học” đã được sửa đổi để nhấn mạnh sự tập trung vào giáo dục dinh dưỡng và thực phẩm.