ĐỜI SỐNG

Cảnh báo nguy cơ sa sút trí tuệ ở người trẻ

Trung Tú • 18-10-2022 • Lượt xem: 248
Cảnh báo nguy cơ sa sút trí tuệ ở người trẻ

Sa sút trí tuệ tưởng chừng chỉ có ở những người cao tuổi nhưng hiện nay hội chứng này đang dần “trẻ hóa”, xuất hiện cả ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này?

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu - Phó chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam đã cho nay việc sa sút trí tuệ là do nhiều nguyên nhân tác động đến, dẫn tới việc nhận thức tri giác, trí nhớ bị suy giảm trầm trọng, đặc biệt thường xảy ra đối với người trên 60 tuổi và chiếm hơn 500.000 người bằng 7% so với thế giới.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân dẫn đên sa sút trí tuệ có thể do bị tác động bởi hội chứng Alzheimer (ở người già). Hội chứng sa sút trí tuệ cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ hoặc trung niên sau khi mắc các bệnh lý về não hoặc sau cơn đột quỵ. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, không thường xuyên vận động thể chất, lười suy nghĩ, ngại giao tiếp và quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ cũng dẫn đến tình trạng sa sút trí nhớ ở người trẻ tuổi.

Theo bác sĩ Mori Tsuyoshi, chủ tịch hiệp hội Day Service Nhật Bản cho biết nếu các chức năng, cơ quan và cả tinh thần của con người nếu không được sử dung trong một thời gian sẽ gây suy yếu. Nếu một cơ thể nằm suốt thì tuần đầu tiên, chức năng vận động sẽ bị giảm 20%. Các tuần hai, ba sau đó lần lượt suy giảm 40%, 60% và nó sẽ gây ra các hiện tượng như teo cơ, yếu cơ, lở loét, ….

Biểu hiện của người mắc hội chứng sa sút trí tuệ

Có sự thay đổi về tâm trạng, hành vi

Người trẻ khi mắc hội chứng sa sút trí tuệ sẽ có sự thay đổi rõ ràng về hành vi, tâm trạng. Họ trở nên dễ mất kiểm soát về hành vi, lời nói, khó tính và cộc cằn hơn. Một số người còn gặp phải tình trạng khó nói, nói chậm.

Hay quên

Gặp vấn đề về trí nhớ là biểu hiện điển hình của sa sút trí tuệ. Lúc đầu, người bệnh sẽ quên những việc nhỏ nhặt như không nhớ đồ vật để ở đâu, quên mất cần phải làm việc gì. Nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ quên hết mọi chuyện, kể cả bản thân mình.

Lời khuyên để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ

Theo PGS. TS Nguyễn Trọng Lưu khuyến cáo, các hoạt động về thể chất hoặc kích thích não bộ như đọc báo, đánh cờ, giải câu đố… sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí nhớ.

Bên cạnh đó còn phải duy trì các thói quen tốt như:

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ từ 8 - 10 tiếng/ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn minh mẫn, tinh thần tỉnh táo.

Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Việc hút thuốc lá thường xuyên có thể gây ra nhiều bệnh lý mãn tính dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc hội chứng sa sút trí tuệ.

Có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học. Ăn nhiều các loại rau xanh, ngũ cốc. Bổ sung chất béo tốt cho cơ thể qua các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân… và các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ…