ĐỜI SỐNG

Cơ hội vàng ngắm siêu trăng hoa và mưa sao băng cùng lúc

Kim Ngân • 05-05-2020 • Lượt xem: 984
Cơ hội vàng ngắm siêu trăng hoa và mưa sao băng cùng lúc

Vào tối 7/5, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có “cơ hội vàng” ngắm “siêu trăng hoa”, siêu trăng cuối cùng của năm 2020. Đặc biệt, siêu trăng lần này còn xuất hiện cùng lúc với mưa sao băng. Cả hai hiện tượng thiên văn thú vị này đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường. 

Tin, bài liên quan:

Ngắm siêu trăng hồng rực sáng giữa tâm dịch Covid-19

Ngắm những bức ảnh mưa sao băng Lyrid tuyệt đẹp
 

Siêu trăng cuối cùng của năm 2020 có tên gọi khá lãng mạn là "siêu trăng hoa". Theo Nasa, đây là trăng tròn thứ hai của mùa xuân, người Mỹ bản địa ở vùng đông bắc Hoa Kỳ gọi đây là siêu trăng hoa, vì thời gian này hoa nở ở khắp nơi.

 

Siêu trăng ở New York, Mỹ

Mặt trăng tròn nhất khi ở phía đối diện Trái đất với Mặt trời, vì bề mặt Mặt trăng được chiếu sáng đầy đủ. Siêu trăng xảy ra khi trăng tròn đúng lúc nó nằm ở vị trí gần Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip, lúc này mặt trăng to hơn 15% và sáng hơn 30% so với bình thường.
Trăng sẽ cực đại vào 10 giờ 45 phút theo giờ GMT, tức 17 giờ 45 phút chiều theo giờ Việt Nam, do đó, một số nước Âu - Mỹ sẽ bỏ lỡ "cơ hội vàng" ngắm "siêu trăng hoa". 

Siêu trăng như quả cầu màu cam khổng lồ ở Northumberland, Anh (Ảnh: PA)

Thời điểm ngắm siêu trăng hoa tốt nhất là khi nó ở gần đường chân trời, thay vì màu trắng, người xem có thể thấy một quả cầu màu cam đậm. NASA cho biết phải chờ đến tháng 5/2021, những người yêu thiên văn mới có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng lần nữa.
Đặc biệt, siêu trăng hoa cũng xuất hiện vào giai đoạn cao điểm của mưa sao băng Eta-Aquariids. Đây là trận mưa sao băng tương đối lớn diễn ra vào cuối tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, khi các mảnh mụn từ sao chổi Halley's Comet rơi vào bầu khí quyển Trái đất và bốc cháy.

Mưa sao băng Eta-Aquariids sẽ bị siêu trăng hoa làm lu mờ

Theo NASA, sao chổi Halley nổi tiếng có thể nhìn thấy từ Trái đất khoảng 76 năm một lần. Lúc cực điểm, người xem có thể thấy 40 - 60 vệt sáng mỗi giờ trên bầu trời đêm.
Dù xuất hiện cùng lúc, tuy nhiên, người yêu thiên văn sẽ khó chiêm ngưỡng được mưa sao băng do bị ánh sáng của siêu trăng làm lu mờ. 

Mỗi giờ có 40-60 vệt sáng trên bầu trời khi mưa sao băng Eta-Aquariids đạt cực đại

Trước đó, nhiều nhiếp ảnh gia yêu thiên văn đã canh, chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp của siêu trăng hồngmưa sao băng Lyrid vào tháng 4.
 

(Theo Daily Mail, The Sun)