VĂN HÓA

Đặc Trưng Mùa Trung Thu - Tết Thiếu Nhi

Yến Nhi • 08-09-2024 • Lượt xem: 2641
Đặc Trưng Mùa Trung Thu - Tết Thiếu Nhi

Tết trung thu hay còn gọi là Tết Thiếu nhi “Đêm hội trăng rằm” là ngày mà mọi đứa trẻ trên đất nước Việt Nam đều ngóng trông. Đây là sân chơi bổ ích, năng động cũng như món quà tinh thần thiết thực mà gia đình và xã hội dành ra để thể hiện sự quan tâm cho các em bé thiếu nhi. Để tổ chức một đêm Tết trung thu sao cho thật ý nghĩa, phấn khởi, cần có sự chuẩn bị kỹ càng, lên kịch bản chương trình hấp dẫn, lôi cuốn cho các em vui chơi. Thông qua đó giúp các em có thêm động lực để bắt đầu năm học mới, thi đua học tập tốt, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.

Nguồn gốc Tết Trung Thu

Mặc dù không ai biết Tết Trung thu bắt nguồn từ khi nào, nhưng nhiều người tin rằng nó bắt nguồn từ Trung Quốc. Đã có một thời gian dài, ngày 15 tháng 8 âm lịch đã được chọn là ngày Tết Trung thu. Tuy nhiên, chắc chắn mọi người đều biết các câu chuyện về Hằng Nga, Chú Cuội và Thỏ ngọc, những nhân vật cổ tích liên quan đến Tết Trung thu. Từ thời nhà Lý, Lễ hội trăng thường được tổ chức cùng với nhiều trò chơi hấp dẫn, chẳng hạn như đua thuyền và múa rối nước, cũng như ca hát và nhảy múa sôi động.

Những hoạt động truyền thống trong ngày tổ chức tết trung thu

1/  Múa lân sư rồng

Múa lân sư rồng là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội tết trung thu cổ truyền, tạo nên không khí rộn ràng, nhộn nhịp giúp gợi nhớ và tôn vinh những nét đẹp cổ truyền của cha ông, đem đến cho khán giả không gian mang đậm sắc màu truyền thống, hoài niệm giữa xã hội hiện đại, công nghiệp hóa.Tiếng trống thùng thình vang lên, tiếng hò reo vui thích hòa vào không khí nhộn nhịp, tạo nên sự quan tâm đông đảo đặc biệt là các trẻ nhỏ. Múa lân sư rồng là nét đẹp văn hóa truyền thống vô cùng quan trọng trong hoạt động ngày tết trung thu thiếu nhi.

Đội lân - sư - rồng biểu diễn mở màn cho hoạt động đêm trung thu

2/  Rước đèn ông sao, thi làm lồng đèn

" Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường..." Hoạt động rước đèn là một hoạt động đặc trưng của ngày Tết thiếu nhi, có rất nhiều bài hát được sáng tác để mô tả bản sắc hoạt động rước đèn ông sao truyền thống trong ngày tết trung thu. Vào tháng 8 âm lịch hằng nam, các tổ chức, trường học sẽ tổ chức cuộc thi làm đèn ông sao bằng giấy đơn giản giúp các em phát huy tính sáng tạo, khéo léo, tinh thần đoàn kết yêu thương để tạo ra những lồng đèn năm cánh theo cách sáng tạo của chính các em. Sau khi kết thúc cuộc thi, các em nhỏ cùng nhau xếp thành hàng, nối đuôi nhau, ca hát đi vòng quanh phố phường cùng những chú lân và 2 nhân vật nổi tiếng là Chị Hằng và Chú Cuội làm các em nhỏ thêm phấn khích, vui vẻ.

Các bạn nhỏ tham gia làm lồng đèn

3/ Chơi trò chơi dân gian

Trong khi các thí sinh nhí đang làm lồng đèn thì bên này là hoạt động vui chơi dành do mọi lứa tuổi. Những trò chơi dân gian, bao gồm các trò chơi thể chất như kéo co, bịt mắt đánh trống, nhảy bao bố, chuột nhử mèo và nhảy bao bố, là một hoạt động không thể thiếu trong dịp tết trung thu.Nó gắn liền với tuổi thơ, tạo ra sự gắn kết với con trẻ, giao lưu, tự tin và nhận được những phần quà hấp dẫn, và người lớn hò reo cổ vũ cho các em nhỏ, làm cho bầu không khí Trung Thu trở nên sôi động hơn.

Đa dạng các trò chơi dân gian được tổ chức

4/ Thi bày mâm cỗ trung thu

Ngoài hoạt động vui chơi trên thì trong đêm hội trăng rằm không thể thiếu cuộc thi bày mâm cỗ trung thu dành cho các dành cho các em nhỏ. Mâm cỗ truyền thống của người Việt bao gồm các loại quả đặc trưng, nhiều màu sắc như bưởi, hồng và thanh long thanh mát, lựu, ổi, cam, mía tía, dưa hấu,...Các thí sinh nhí sẽ bắt đội với nhau, lựa chọn hoa quả do ban tổ chức chuẩn bị sau đó các em sẽ vận dụng khả năng sáng tạo và khéo tay trong việc trang trí mâm cỗ trong 60 phút rồi cử một đại diện lên thuyết trình về phần trình bày của nhóm.

Các mâm cỗ được trình bày đa dạng và đẹp mắt

5/ Thi ca hát, biểu diễn hài kịch

Có rất nhiều chương trình, hoạt động khác nhau nhưng không thể bỏ qua là hoạt động thi ca, biểu diễn hài kịch từ các em nhỏ. Phần này các em sẽ được tư do ca hát, thể hiện tài năng, những bài hát đều được liên quan đến tết trung thu như : Chiếc đèn ông sao, rước đèn tháng 8, vầng trăng cổ tích..v.v.

Song song với các hoạt động vui chơi thể chất thì còn các cuộc thi giải trí như ca hát và biểu diễn hài kịch về các chủ đề mùa Trung thu. Sân khấu này là nơi để các em thể hiện tài năng cũng như sự tự tin với các bài hát như : Chiếc đèn ông sao, Rước đèn tháng 8, Vầng trăng cổ tích,... các vở diễn như liên quan đến sự tích chú cuội cung trăng và chị Hằng, thỏ ngọc,...