VĂN HÓA

Đại Việt cổ phong - Nỗ lực quảng bá văn hóa Việt xưa

H.L • 22-11-2017 • Lượt xem: 1427
Đại Việt cổ phong - Nỗ lực quảng bá văn hóa Việt xưa

Đại Việt Cổ Phong là một hội nhóm do Cù Minh Khôi sáng lập vào năm 2014, hiện đang thu hút hơn 17 ngàn  bạn trẻ đam mê tìm hiểu về văn hoá cổ Việt Nam với  “mong ước tái hiện lại văn vật của nước Việt xưa một cách chuẩn xác nhất”.

Nhóm Đại Việt Cổ Phong có hai mục tiêu chính: “Mục tiêu thứ nhất là nghiên cứu và phổ biến kiến thức về văn hoá xác thực của Việt Nam từ triều Nguyễn về trước. Để đạt được mục tiêu này, nhóm Đại Việt Cổ Phong tạo ra các diễn đàn làm nơi trao đổi và chia sẻ tư liệu, kiến thức về lịch sử văn hoá Việt Nam, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu thứ hai.Mục tiêu thứ hai là phỏng dựng, phục dựng văn vật của Việt Nam từ triều Nguyễn về trước qua nhiều phương tiện như tranh vẽ, mô hình, phim ảnh, cosplay v.v. để người nay có thể hình dung được về người Việt xưa. Mục tiêu thứ hai bổ sung cho mục tiêu thứ nhất về hình ảnh.

Long bào trong mộ vua Lê Dụ Tông. Ảnh: Nhóm Đại Việt Cổ Phong

Có thể nói, qua những việc làm của mình, Đại Việt Cổ Phong đã ít nhiều mang đến hiểu biết và cái nhìn xác thực hơn về người Việt xưa.

Ngay từ trang nhất của website các bạn trẻ đã cho thấy tâm huyết của mình: “Hãy bắt đầu chuyến hành trình khám phá nền văn hóa cổ xưa của Việt Nam, khám phá những nét tương đồng cũng như những mối quan hệ của nó với các nền văn hóa đẹp đề khác trên thế giới, đồng thời biết nhiều hơn cho những di sản cổ xưa và những giá trị phong phú mà nó mang lại”

  Một điểm đáng trân trọng nữa là website được  thực hiện bằng hai thứ tiếng Anh – Việt , rất tốt trong công tác quảng  bá với khách nước ngoài.

 Bên cạnh 17 ngàn thành viên trẻ đầy tâm huyết, các nhà nghiên cứu cũng trẻ tuổi nhưng đầy uy tín như Trần Trọng Dương, Trần Quang Đức, Nguyễn Sử, Nguyễn Mạnh Đức...đã tham gia nhóm với vai trò cố vấn và hỗ trợ rất nhiệt tình.

Tham khảo qua một bài viết của nhóm:

 Cỗ dâng Thánh tại chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội) vào ngày 26/9 ÂL hằng năm, nhân kỉ niệm ngày húy kỵ Lý triều Thần Tông Hoàng đế - được cho là kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh nổi tiếng thời Lý thờ tại chùa. Đây có lẽ là những mâm cỗ độc nhất vô nhị ở nước ta...

Cũng lưu ý thêm: chùa Láng (tên chữ Chiêu Thiền Tự) tương truyền có từ thời Lý do vua Lý Anh Tông cho xây để thờ vua cha Lý Thần Tông và Thiền sư Từ Đạo Hạnh (tiền kiếp của vua cha). Đây là một trong số hiếm những ngôi cổ tự ở Hà Nội còn giữ lại tương đối đầy đủ và nguyên vẹn những văn vật từ thời Lê, Nguyễn và cả lề lối phụng sự Phật Thánh từ cổ xưa. Chùa cũng kiêm luôn vai trò của một ngôi đình ở làng Láng Thượng. Chính hội của chùa là ngày 7/3 ÂL hàng năm.

Tag: