VĂN HÓA

Đi qua Thành nhà Hồ

Khuê Việt Trường • 20-10-2022 • Lượt xem: 1082
Đi qua Thành nhà Hồ

Có thể nói là trong rất nhiều năm, di tích Thành nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long thuộc huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ít người lưu tới. 

Ngoài câu chuyện Hồ Quý Ly đã xây dựng thành nhanh cóng với thời gian kỷ lục khó tin là ba tháng. Thành được Hồ Quý Ly phác thảo và cho xây dựng năm 1397, đời vua Trần Thuận Tông (1388 - 1398) với những tảng đá khổng lồ. Thời trị vì của ông vua đã sáng tạo ra tiền giấy này cũng nhiều cải cách chỉ vỏn vẹn có 7 năm (1400-1407) ấy đã lưu lại một công trình thế kỷ. Tuy nhiên, khách đến Thành nhà Hồ thì khách đến nơi gần như chỉ dành cừng 10 phút để bước lên tường thành, ngắm nhìn bạt ngàn đồng lúa trong thành để hồi tưởng đến một thời ngựa hí, gươm giáo chạm nhau. Nơi đây cũng vẫn là bức tường thành một mặt là đá dựng, một mặt là đất lài ra với cỏ xanh mọc mùa mưa, cỏ vàng mùa nắng. Dưới chân thành là hình ảnh người nông dân dắt trâu ra đồng đẹp như một bức tranh vẽ.

Để rồi vào ngày 27-06-2011 Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. UNESCO đã đánh giá Thành nhà Hồ là một kiến trúc đặc sắc mang tầm vóc giá trị nổi bật toàn cầu của nó bao gồm tòa thành đá được xây dựng bằng kỹ thuật đá lớn.


Phía trên tường thành

Dưới tường thành vẫn giữ được nét đặc trưng

Thanh Hóa là đất đại linh hào kiệt. Ở đây có Lam Kinh, thuộc xã Xuân Lam, huyện thọ Xuân cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây. Hiện còn lưu giữ các điêu khắc đá như bia Vĩnh Lăng, bia hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao, các di tích cung điện thành nội, thành ngoại, sân Rồng... Còn Thành Nhà Hồ dài hơn 900 m, Đông và Tây dài hơn 700 m và tường thành bao quanh, chiều cao trung bình tường là 8,6m.

Sự độc đáo của kiến trúc này là đá xếp chồng lên nhau, không phát hiện chúng được dùng một loại phụ trợ nào để gắn với nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5 m, có tấm nặng tới 15-20 tấn. Và điểm đặc biệt là vào thời đó việc vận chuyển các tảng đá nặng hàng chục tấn chồng lên cao chỉ bằng đòn bẫy và ván trượt trên những viên đá tròn.

Có lẻ vào bối cảnh lịch sữ thời ấy do Hồ Quý Ly không được lòng dân, cho nên di sản Thành nhà Hồ hiện tại gần như không còn bao nhiêu vì không được người xưa giữ gìn. Tuy nhiên, chỉ những bức tường thành kiệt tác kia đã lưu dấu ấn ngàn năm.

Bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện UNESCO đã nói: "Việc đề cử để công nhận một di sản cấp quốc gia trở thành Di sản văn hóa thế giới đã khó, nhưng giữ gìn, phát huy giá trị di sản đó sau khi được công nhận còn khó hơn nhiều.

Hôm nay, trong bộn bề công việc, dẫu chưa khởi sắc nhưng Thành nhà Hồ đã có một cảnh quan đẹp bên cạnh với công viên, những viên đá cổ xếp chồng, một nhà bảo tàng nhỏ. Và trong tương lai, việc bảo tồn di sản văn hóa thế giới này chắc chắn sẽ còn nhiều điều phải làm".

Bài và ảnh: Khuê Việt Trường