Năm 2022 là năm đầy biến động đối với giới công nghệ khi các ông lớn liên tục gặp phải những khó khăn, thách thức như Twitter rối ren dưới thời Elon Musk, Google chính thức khai tử Google Stadia… Hãy điểm lại xem những công ty công nghệ lớn nào đã thất bại trong năm 2022.
Twitter trước nguy cơ phá sản
Tưởng chừng Twitter sẽ bước sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng hơn khi Elon Musk lên nắm quyền kiểm soát, nhưng những gì ông mang lại chỉ là những rắc rối. Dù chỉ mới nắm quyền Twitter trong khoảng 2 tháng nhưng những việc ông làm đã vấp phải rất nhiều sự chỉ trích.
Sau khi kiểm soát được Twitter, ông đã sa thải hơn một nửa số nhân viên trung thành, đã gắn bó với Twitter lâu năm dẫn đến việc thiếu đi những nhân viên có trình độ cao, am hiểu công nghệ để duy trì mọi hoạt động của nền tảng. Không chỉ vậy, rất nhiều kỹ sư và nhân sự cũng đã rời đi do không đồng ý với những chính sách mà Musk đề ra.
Mọi chuyện càng rối ren hơn khi tính năng mới xác minh trả phí trên Twitter không hoạt động hiệu quả như mong đợi, dẫn đến việc những nhân vật nổi tiếng và thương hiệu lớn trên thế giới bị mạo danh. Musk còn làm cho mọi chuyện tiếp tục tồi tệ hơn khi cho phép mở lại những tài khoản “độc hại” đã bị khóa trước đó.
Hậu quả là một loạt các thương hiệu lớn trong và ngoài nước đã chấm dứt việc quảng cáo trên Twitter. Được biết trước đó Elon Musk đã vay khoảng 13 tỷ USD để mua lại nền tảng này. Sau những rắc rối mà ông đã mang đến sau khi kiểm soát Twitter, ông đã thừa nhận công ty hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Elon Musk nắm quyền Twitter
Google Stadia chính thức ngừng hoạt động
Năm 2019, Google chính thức cho ra mắt nền tảng dành cho những người đam mêm game là Google Stadia. Ưu điểm nổi bật của Google Stadia là người dùng có thể dễ dàng truy cập trò chơi mọi lúc, mọi nơi mà không cần sử dụng đám mây để cài đặt.
Bên cạnh những ưu điểm, Google Stadia cũng tồn tại những điểm yếu khiến cho nhiều người dùng, đặc biệt là các game thủ cảm thấy không hài lòng như hoạt động không ổn định, độ trễ cao, thường xuyên mất kết nối. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng. Dù đã nhận được nhiều phản hồi từ người dùng nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện.
Vào tháng 10 vùa qua, Google đã chính thức thông báo ngừng dịch vụ Google Stadia và hoàn tiền lại cho người mua. Giới chuyên gia nhận xét đây chính là thất bại công nghệ lớn nhất của Google trong năm 2022.
Nền tảng chơi game Google Stadia bị khai tử
Meta thất bại với vũ trụ metaverse
Chỉ một năm sau khi đổi tên từ Facebook sang Meta để tập trung vào nghiên cứu và phát triển metaverse, công ty của Mark Zuckerberg hiện đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề.
Các nhà đầu tư vẫn đang phân vân, lo ngại về việc có nên đầu tư vào nền tảng metaverse không vì chi phí để phát triên nền tảng này tương đối cao. Meta cũng đã đầu tư một khoảng tiền lớn vào nền tảng này nhưng vẫn chưa thu lại được kết quả. Hiện giá cổ phiếu Meta đã giảm xuống mức 100 USD.
Tình hình tài chính của Meta đã gặp rất nhiều khó khăn sau khi đã chi ra rất nhiều tiền để đầu tư vào metaverse, giờ đây công ty buộc phải cắt giảm nhân sự và thắt chặt chi tiêu để có thể tiếp tục duy trì công ty.
Mark Zuckerberg trong vũ trụ metaverse
Trợ lý ảo Amazon Alexa thua lỗ
Alexa là trợ lý ảo do Amazon phát triển đã có mặt trên thị trường được 10 năm nay. Cùng với Siri, Alexa là một trong những trợ lý ảo phổ biến, được rất nhiều người sử dụng trên thế giới.
Tuy nhiên, Alexa bị người dùng đánh giá là không ổn định, rất hay xảy ra lỗi. Alexa thưởng phản hồi khá chậm, đôi khi trả lời sao hoặc làm không đúng theo yêu cầu người dùng. Nhận dạng giọng nói tốt là tính năng cực kỳ quan trọng trên các trợ lý ảo, nhưng xem ra Alexa không thể đáp ứng tốt được tính năng này.
Trợ lý ảo Alexa