VĂN HÓA

Độc đáo ngôi miếu thuần Việt giữa lòng Paris

Thúy Vy • 02-02-2023 • Lượt xem: 853
Độc đáo ngôi miếu thuần Việt giữa lòng Paris

Hoài Nam Nghĩa Sĩ Miếu hay còn gọi là Đền tưởng niệm người dân Đông Dương, là một ngôi miếu do chính quyền Pháp xây dựng tại Nogent-sur-Marne (Paris) để tưởng nhớ những người Việt Nam đã bị đày ải trên đất Pháp trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Miếu nghĩa sĩ được xây dựng theo lối đền thờ ở nước ta (khung đình làm và gửi từ Bắc Kỳ sang). Ngôi miếu gồm ba gian và hai chái rất bề thế và nguy nga. Bàn thờ giữa có di ảnh của Hoàng thái tử Anh Duệ (Hoàng tử Cảnh), bàn thờ bên trái dành cho các tử sĩ (có danh sách), có một bức chân dung của Tướng Đỗ Hữu Vị được đặt ở đây. Ngoài ra, người Campuchia, Ai Lao và người chết cũng được thờ bên dưới. Bàn thờ bên phải dành cho các liệt sĩ.

Miếu nghĩa sĩ được xây dựng theo lối đền thờ ở Việt Nam

Trước bàn thờ chính giữa treo tấm biển đề bốn chữ Hán: “Cảm khái hệ chi”, bốn phía có chấn trượng song nghi. Có hai đôi câu đối thếp vàng được treo trên các cột của đền. Bên cạnh miếu nghĩa sĩ, một nghĩa sĩ đài được xây dựng để tưởng niệm những người Công giáo Đông Dương đã qua đời, có tên rõ ràng. Trên nghĩa sĩ đài có dòng chữ Pháp: Aux Indochinois Chre'tiens morts pour la france (Tưởng nhớ những người Công giáo Đông Dương đã hy sinh vì nước Pháp).

Theo Đại Nam Thực Lục, bộ khung của nghĩa sĩ miếu là “từ phương Bắc mang sang”. Nhưng theo Phạm Quỳnh: “Nguyên, khi Đấu xảo thuộc địa ở Marseille năm 1906, người An Nam dựng một ngôi nhà bằng gỗ để đấu xảo, gọi là “cái nhà Thủ Dầu Một”, sau cuộc đấu xảo, ngôi nhà này được đưa về đây từ Marseille được dựng ngay giữa vườn để làm phòng thí nghiệm thực vật. Sau chiến tranh, Bộ Thuộc Địa định tu sửa lại, để làm nơi tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam đã từng tham gia viễn chinh nhưng không may tử trận tại đây, và quy nó vào Hội “Kỷ Niệm Miền Đông Nước Pháp” (Le Souvenir Indochinois) do ông giám đốc học khu Gourdon đứng đầu.

Ngôi miếu Việt Nam ngay giữa nước Pháp

Ngày 9/6/1920, lễ khánh thành Hoài Nam Nghĩa sĩ Miếu được tổ chức trọng thể. Tham dự sự kiện có nhiều nhân vật Pháp - Việt như: Bộ trưởng Thuộc địa Albert Sarraut, Nguyên soái Joffre, Tướng Berdaulat và nhiều người khác. Ngoài ra còn có các cựu chiến binh người Việt và người Pháp đang sinh sống tại Pháp.

Ngày 26 tháng 6 năm 1922, nhân chuyến sang Pháp tham gia đấu xảo Marseilles, vua Khải Định và hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) đã đến thăm miếu. Nhà vua còn tặng miếu Nghĩa sĩ một tấm bạc khắc năm chữ vàng: “Việt nghĩa hách U Thiên” (Nghĩa Việt sáng cả trời  Âu). Vào ngày 21 tháng 4 năm 1984, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi miếu nghĩa sĩ. Trên nền đất cũ chỉ còn lại lối đi tam cấp có chạm rồng trên đá. Năm 1992 người ta cho xây ngay chính giữa nền móng này một kiến ​​trúc mới đơn giản nhỏ hơn (giống chùa Nhật hơn chùa Việt). Ngôi đình này tiếp tục được dùng làm đài tưởng niệm các liệt sĩ Đông Dương.

Lễ khánh thành Hoài Nam Nghĩa sĩ Miếu được tổ chức trọng thể