VĂN HÓA

Đừng quên đọc sách!

Phương Hồng • 13-05-2022 • Lượt xem: 1083
Đừng quên đọc sách!

Văn hóa đọc sách là một nét đẹp và cũng được xem giống như những giá trị văn hóa cần phải được lưu giữ, bảo tồn đến những thế hệ mai sau. Công nghệ thông tin phát triển là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhưng sách vẫn là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện nay mà điện thoại, máy tính, notebook… không thể thay thế. 

Sách giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, giúp ta tiếp xúc bản chất chân thật, sâu lắng bên trong con người mình. Sách giúp ta suy nghĩ hành xử chuẩn mực hơn và tích lũy nhiều vốn từ ngữ, cách giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. Đọc sách là một cách để ta thưởng thức cuộc sống, đó chẳng khác gì một sự trải nghiệm phong phú đủ mỗi cung bậc trên từng trang sách. Sách giúp ta vun bồi vững trãi khả năng trầm lắng của tâm hồn, dù bên ngoài xảy ra nhiều biến động gì đi nữa, khi đọc sách có thể giúp ta vượt qua tất cả những tình huống khó khăn trong cuộc sống cá nhân. Sách giúp bạn tiếp xúc được một chiều không gian yên tĩnh và an bình ở bên trong.

Sách sẽ giúp cho bạn khả năng lắng nghe sự tĩnh lặng ở trong bạn để có thể tìm ra lời giải cho những câu hỏi lớn mà bạn từng thao thức. Sách có thể giúp bạn rủ bỏ hết những khó khăn, hiểu lầm, vun bồi lại những mối quan hệ thân thiết trong đời mình vượt lên trên những thói quen xưa cũ, những hành xử, suy nghĩ tiêu cực thay đổi quan hệ của bạn với mọi người và với cuộc đời. Tuy nhiên, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Một trong những vấn đề nổi lên là văn văn hóa đọc sách của giới trẻ, đây là vấn đề đáng báo động để chúng ta cùng suy nghĩ.

Với mong muốn nâng cao nhận thức về giá trị của việc đọc sách, xây đựng và phát triển thói quen đọc sách trong giới trẻ. Ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn tầm quan trọng của việc đọc sách đối với phát triển kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.

Để thu hút được giới trẻ, ta cần phải đào sâu vấn đề này để tìm ra một số nguyên nhân, từ đó mới có biện pháp khắc phục đúng đắn.

Do vậy, nguyên nhân thứ nhất chính là nhận thức kém về tầm quan trọng của văn hóa đọc sách trong gia đình cũng như trong nhà trường. Cha mẹ không ý thức được tầm quan trọng của việc hình thành thói quen đọc sách cho con từ nhỏ, nhiều phụ huynh chỉ chú trọng đến việc con phải học và học để đạt điểm số cao là tốt, là giỏi. Cho nên, nhiều em mặc dù là học sinh giỏi nhất nhì của lớp của trường nhưng khi được hỏi đến những kiến thức xã hội thì lại không nắm được.

Nguyên nhân thứ hai là tình trạng hiện nay là vì giáo dục mang tính chất khuôn mẫu, rập khuôn, nhồi nhét kiến thức một cách thụ động… vô tình làm thui chột tính tư duy, sáng tạo. Nó đã khiến cho các em không còn thiết tha gì với sách, bởi vì có đọc sách hay không thì cũng không được ai công nhận.

Trong khi nhiều quốc gia ngày càng sao nhãng việc đọc sách thì người Nhật vẫn miệt mài với việc này đầy sự hứng khởi

Nguyên nhân thứ ba là tình trạng bùng nổ công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ và phức tạp. Ở đó chứa đựng nhiều thông tin tích cực cũng như tiêu cực, giới trẻ phải thật sáng suốt mới có thể tiếp cận một cách chọn lọc cho phù hợp, còn không thì ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến tính cách trong tương lai…

Nguyên nhân thứ tư đó chính là sự hạn chế về thời gian của giới trẻ. Hiện nay, các bạn trẻ dần dần trở nên các chú “gà công nghiệp” mà không ai hay, bởi vì các em sinh hoạt theo sự sắp xếp của người lớn từ việc học, việc ăn, việc nghỉ đều theo một quy trình do gia đính, nhà trường xây dựng. Các em học từ sáng tới chiều ở trường, rồi tối đến lại phải tất bật đi học thêm cô này thầy nọ, chưa kể các em còn phải hoàn thành núi bài tập về nhà khi hoàn thành “chạy sô” học thêm. Về đến nhà thì đã là khuya, sức đã cạn, tinh thần thì mệt mỏi. Còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thờ ơ lãnh đạm đối với văn hóa đọc sách hiện nay của giới trẻ.

Việc thúc đẩy nhu cầu đọc sách của giới trẻ thì trước hết phải bắt đầu từ nhà trường cho đến từng nhà, từng nhà cho đến tứng mọi người. Mọi cá nhân đều phải ý thức được giá trị vô tận của sách đem lại cho nhân loại. Do đó, mỗi chúng ta đều phải tự rèn luyện cho mình một thói quen đọc sách mỗi ngày.

Văn hóa đọc sách là một nét đẹp và nó cũng được xem giống như những giá trị văn hóa cần phải được lưu giữ, bảo tồn đến những thế hệ mai sau. Công nghệ thông tin phát triển là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhưng sách vẫn là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện nay mà điện thoại, máy tính, notebook… không thể thay thế.

Yêu sách và chăm đọc sách sẽ là chìa khóa mở ra thành công cho chúng ta trong tương lai cũng như cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.