"Mở quá nhiều tab sẽ làm hao pin" - Câu nói khá thú vị về thế hệ Gen Z. Vậy Gen Z là ai, họ sẽ quyết định như thế nào với sự phát triển của xã hội những năm kế tiếp?
Theo dự báo trong vòng 5 năm tới Gen Z sẽ là nguồn lao động vàng của Việt Nam. Hiểu Gen Z tại nơi làm việc tạo cơ hội cho doanh nghiệp thúc đẩy sự sáng tạo và năng suất lao động. Vậy Gen Z là ai và sở hữu phong cách làm việc như thế nào?
Thế hệ Gen Z là những người sinh ra trong giai đoạn từ 1996 - 2012 là nguồn lao động trẻ năng động, sáng tạo, cá tính. Đến năm 2027 gen Z sẽ chiếm 25% tổng lực lượng lao động tại Việt Nam.
Phong cách làm việc của Gen Z có gì mới lạ?
Phương thức làm việc chính của Gen Z
Thế hệ Gen Z được sinh ra và lớn lên nhờ internet. Vì vậy công nghệ là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Họ chưa bao giờ trải qua môi trường văn phòng truyền thống. Hầu hết đã sử dụng công nghệ để học tập và làm việc. Các thiết bị di động, mạng xã hội, điện thoại thông minh... phát triển mạnh mẽ tạo cho Gen Z thói quen liên lạc qua tin nhắn (chat).
Theo thống kê, có 63% số người thường chat để giao tiếp và trao đổi công việc. Tiếp đến là 10% số người sử dụng video call. Tỷ lệ người gửi email, gọi điện thoại, tin nhắn sms hoặc gặp mặt trực tiếp đã giảm mạnh mẽ.
Lý do được các bạn trẻ đưa ra đó là có thể chụp màn hình làm việc rồi gửi qua cho sếp để trao đổi công việc tiện lợi hơn là gặp trực tiếp.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể thấy việc sử dụng chat để gửi tài liệu, hình ảnh trao đổi sẽ tiết kiệm thời gian di chuyển, chuẩn bị tài liệu hay photo tài liệu, giảm sử dụng giấy, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm.
Phát triển phong cách làm việc độc lập
Theo một nghiên cứu được tiến hành trong thời kỳ thế giới sống chung với dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 đến 2022, khi đó làm việc online phát triển mạnh mẽ cho thấy có đến 40% người thuộc thế hệ Gen Z chọn cách làm việc cá nhân tại nhà, cao hơn 21% so với thế hệ Millenials. Trong khi đó chỉ có 8% cả gen Z và Millenials chọn làm việc nhóm tại nhà.
Theo một nghiên cứu khác về cách xử lý công việc của Gen Z cho thấy tính độc lập của Gen Z rất cao khi có đến 86% nhân viên Gen Z sẽ tự nghiên cứu công việc được giao trước rồi mới tìm kiếm sự hỗ trợ. Chỉ có 7% cần được hỗ trợ ngay sau khi được giao việc. 7% còn lại thì nói rằng họ không cần sự trợ giúp nào.
Quan tâm hơn đến sự phản hồi
Theo nghiên cứu thì có đến 90% nhân viên Gen Z muốn nhận được phản hồi ít nhất 1 tuần 1 lần cao gấp nhiều so với 12% ở thế hệ Millennials. Điều này cho thấy thế hệ Gen Z rất muốn cải thiện mình, họ muốn học hỏi và phát triển. Đây cũng là cách để Gen Z biết rõ điểm gì họ cần cải thiện.
Đây cũng là cách tốt để những người quản lý sử dụng để khuyến khích, tạo cơ hội phát triển bản thân cho nhân viên thay vì đưa ra những lời chỉ trích.
Một môi trường làm việc lý tưởng mà Gen Z cần ở doanh nghiệp
Thế hệ Gen Z ngày nay quan tâm tới một môi trường làm việc có thể thúc đẩy năng suất, sự kết nối, sáng tạo và cảm hứng, không bị giới hạn bởi không gian. Điều này chúng ta có thể thấy ở những tập đoàn lớn hàng đầu thế giới nơi quy tụ những người tại giỏi nhất như Google, Amazon, Facebook... đã thay đổi thiết kế không gian làm việc để phù hợp với nhân viên.
Đề cao tính minh bạch
Gen Z đề cao sự đối thoại với người lao động, minh bạch trong tiền lương và chính sách về bình đẳng và đa dạng, minh bạch trong nội bộ.
Đề cao tính sáng tạo và phát triển nội dung
Gen Z sinh ra trong thời kỳ công nghệ, thành thạo công nghệ từ nhỏ vì vậy họ cũng chịu sự canh tranh với máy móc, trí tuệ nhân tạo, người máy... Điều này đòi hỏi họ luôn phải sáng tạo và thay đổi để tạo ra những thứ độc đáo, mới lạ.
Theo tờ Wall Street ngày càng có nhiều công ty thiết kế văn phòng với hình dạng độc đáo, trang trí nghệ thuật lạ mắt để thúc đẩy tính sáng tạo ở nhân viên.
Trang bị công nghệ mới nhất
Gen Z là thế hệ am hiểu về công nghệ. Công nghệ luôn là điều thu hút mạnh mẽ với gen Z. Họ là những người sẵn sàng chi tiền ra để có những sản phẩm công nghệ mới nhất như smart phone, laptop, máy tính… Vì vậy môi trường làm việc sẽ bị ảnh hưởng bởi thiết bị công nghệ mà họ sử dụng.
Gen Z kỳ vọng internet tốc độ cao, họ có thể làm việc ở bất cứ vị trí nào, bất cứ nơi đâu, dễ dàng thích nghi với các phần mềm mới… Các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại sẽ thu hút Gen Z nhiều hơn.
Cung cấp tính linh hoạt
Thế hệ gen Z tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh trong và ngoài văn phòng. Họ coi trọng sức khỏe và tinh thần của mình. Do đó, doanh nghiệp ngoài việc cung cấp các mô hình làm việc linh hoạt thì doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào không gian làm việc để nâng cao sức khỏe cho nhân viên.
Theo số liệu nghiên cứu cho thấy 6 trên 10 nhân viên Gen Z mong muốn văn phòng của họ có chỗ nghỉ trưa. 58% Gen Z muốn có cây xanh và khí trời trong văn phòng. 25% Gen Z mong muốn có khu vực quầy ăn tại nơi làm việc.
Một nghiên cứu mới đây tại đại học Harvard cho thấy việc bổ sung mảng xanh trên 10 tòa nhà đã tạo ra năng suất làm việc cao. Qua đó chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe nhân viên với kết quả kinh doanh, và vai trò của không gian xanh nơi công sở.
Vì vậy yếu tố sức khỏe sẽ giữ vai trò chủ chốt trong thiết kế văn phòng trong tương lai. Ngày nay nhiều doanh nghiệp đã thiết kế không gian đột phá kết hợp văn phòng, cây xanh, khu thể thao và khu ẩm thực vào nơi việc.