ĐỜI SỐNG

Huyền bí tháp Chàm Ninh Thuận

Tú My • 19-11-2018 • Lượt xem: 5486
Huyền bí tháp Chàm Ninh Thuận

Những ngôi tháp Chàm ở Ninh Thuận vẫn đang là điều bí ẩn đối với nền kiến trúc đương đại. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, các tháp vẫn còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp.

Nói đến tháp của người Chăm là nói đến sự độc đáo của chất liệu xây dựng nên chúng là gạch Chăm. Gạch Chăm cũng làm từ đất sét, tuy nhiên những nghệ sĩ Chăm xưa đã khắc tạc trực tiếp lên gạch sống hay gạch chín, đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.

Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí bằng các họa tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần. Tất cả công trình chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.

Quần thể tháp Chàm nằm trọn vẹn trên ngọn đồi Trầu, nằm sát quốc lộ 27A đi Đà Lạt và cách thành phố Phan Rang 7 km về phía Tây. Nơi đây hiện còn ba tháp cổ là tháp Hòa Lai, tháp Pôklông Garai và tháp Pôrômê được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Di tích quần thể tháp Pô Klong Garai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu (Đô Vinh – Tháp Chàm).

Cụm tháp Hoà Lai được xây dựng vào đầu thế kỷ 9, và là một trong những cụm di tích Chăm cổ nhất và đẹp nhất hiện còn tồn tại.

Tháp Pôrômê được coi là phiên bản của tháp PôKlông Garai, được xây dựng trên một quả đồi cao chừng 50m thuộc làng Hậu Sanh (Phước Hữu, Ninh Phước).

Đến thăm tháp trong khoảng mênh mông, thanh vắng khiến du khách như nhẹ bước chân hơn vì không nỡ phá vỡ sự thanh bình hoàn hảo của không gian nơi đây.