Tại Indonesia, nhiều TikToker đã lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội nhằm tạo nên các video livestream nghèo đói, thể hiện sự khổ sở để lấy lòng thương hại của người xem và nhận những món quà ảo sau đó quy đổi ra tiền thật.
Đầu năm 2023, người dùng mạng xã hội ở khu vực Đông Nam Á đã thực sự cảm thấy sốc khi số lượng người livestream ăn xin, lấy lòng thương hại với mục đích lợi dụng tính năng tặng quà trên TikTok ngày càng tràn lan.
Thống kê số liệu tài khoản đăng ký trên nền tảng thì đã cho thấy có ít nhất khoảng 1000 người theo dõi các video trực tuyến mỗi ngày và thường gửi những phần quà ảo có thể chuyển đổi thành tiền thật nhằm thể hiện sự đánh giá cao cho các đoạn video đó.
Nước mắt trên thế giới ảo quy đổi thành tiền thật
Nếu người ngoài đời thực, những người ăn xin phải ngồi hoặc đi lang thang khắp nơi hàng giờ liền dưới thời tiết nắng mưa thất thường để xin tiền. Nhưng trên nền tảng TikTok, nhiều người ăn xin trong số đó chủ yếu là phụ nữ lớn tuổi, bất chấp làm theo yêu cầu cảu người dùng để đổi lại những món quà ảo.
Tuy nhiên, sau khi những đoạn clip tương tự lan truyền vào đầu tháng 1/2023, đã không ít người dùng phải đặt câu hỏi liệu những người khóc lóc, van xin trong clip có thực sự tự nguyện hay bị người khác chỉ đạo, trục lợi phía sau?
Mới nhất, trong một đoạn livestream của một tài khoản có tên là Sultan Akhyar đã truyền tải hình ảnh của một số người phụ nữ mặc đủ loại quần áo, khóc than và thậm chí còn tạt bùn lên người. Hiện tại, đoạn livestream đã bị xóa bởi bộ Thông tin và Tin học Indonesia. Mặc khác, loại video trên đã vấp phải phản ứng dữ dội của đa số hơn 99 triệu người dùng TikTok ở khắp các quốc gia.
Tài khoản Sultan đăng tải những đoạn video những người phụ nữ than đói và tạt bùn lên người
Một đoạn livestream khác cũng không kém phần gây chú ý và phẫn nộ của người dùng TikTok, là của một người phụ nữ sống ở Gowa Regency. Trên video, người này tự xưng là mẹ đơn thân, than vãn phải dùng nước cà phê hòa tan thay vì sữa để nuôi đứa con 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, trước đó người mẹ đơn thân này đã đăng tải một đoạn video cho con ăn cơm chiên gà cay và người dùng còn phát hiện ra cô ta hiện đang làm nhân viên phục vụ tại một nhà hàng. Hiện video của người này đã bị tháo gỡ và tạm giữ bởi cảnh sát.
Xã hội lên án, chính phủ vào cuộc
Bộ trưởng nội vụ của Indonesia, ông Tri Rismaharini đã ra thông cáo, kêu gọi công chúng trình báo khi xem phải các video có hành động ăn xin trên hệ thống mạng xã hội lẫn cả đời thực, nhằm ngăn chặn kịp thời những hành động làm lợi dụng, trục lợi từ người già, trẻ em và người khuyết tật.
Chính phủ kêu gọi người dân dừng lòng thương trước những video TikTok trục lợi từ người già, trẻ em và người tàn tật.
Bên cạnh đó, nhà xã hội học tại đại học Indonesia, bà Devie Rahmawati cho biết hiện tại những video có nội dung ăn xin đang lan truyền rộng rãi và nhanh chóng. Vì vậy, bà yêu cầu Bộ truyền thông và Tin học phải nhanh chóng vào cuộc, tháo gỡ hết những video trên. Ngoài ra, bà Devie kêu gọi chính phủ cần tuyên truyền cho người dân phải đảm bảo sử dụng nguồn tiền của mình cho việc đóng góp đúng mục đích.
Ông Tri Rismaharini tóm lại, nạn ăn xin trên các nền tảng xã hội tại Indonesia nói chung, và Thế giới nói riêng đang khiến nhiều người sống bằng tiền lương chuyển sang sống bằng tiền ăn xin. Mặc khác, nó cũng đang ít nhiều thay đổi tư duy về đạo đức xoay quanh vấn đề nghèo.
Hình ảnh: Internet