VĂN HÓA

Làm thế nào để làm chủ sức mạnh của kỷ luật tự giác?

Quỳnh • 12-09-2024 • Lượt xem: 832
Làm thế nào để làm chủ sức mạnh của kỷ luật tự giác?

Từ nhỏ chúng ta đã luôn được dạy rằng phải tự giác, phải có kỷ luật. Đến khi lớn lên chúng ta vẫn luôn biết phải sống có kỷ luật để bản thân và cuộc sống ngày càng tốt hơn. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ tại sao lại như vậy chưa? Tại sao phải tự giác? Tại sao phải có kỷ luật? Nó có thể giúp ích gì cho chúng ta? Và làm thế nào để làm chủ sức mạnh của kỷ luật tự giác?

Để hoàn thành bất cứ điều gì trong cuộc sống đều đòi hỏi phải có kỷ luật. Những thành tựu to lớn: tác phẩm điêu khắc David của Michelangelo, huy chương vàng Olympic của Noah Lyles, bữa ăn đạt sao Michelin của Gordon Ramsay... tất cả đều là kết quả của sự chăm chỉ rèn luyện kỹ năng, sự tập trung và trên hết là tính kỷ luật.

Tính kỷ luật là sức mạnh cần thiết để bạn có thể làm và đạt được kết quả mong muốn. Đó là phẩm chất quan trọng nhất để thay đổi cuộc sống của bạn, và sống theo cách mà bạn mong muốn.

Lorin Krenn, tác giả kiêm huấn luyện viên cho biết: “Không có kỷ luật thì sẽ không có tự do. Nhiều người hay có suy nghĩ rằng tự do nghĩa là muốn làm gì thì làm, và không cần có trách nhiệm. Điều này hoàn toàn không đúng, nó chỉ khiến bạn mất tập trung, không có tầm nhìn rõ ràng và dần mất đi định hướng trong cuộc sống.”

Giống như bất kỳ thói quen nào, tính kỷ luật tự giác cũng là một thói quen bạn có thể từ từ rèn luyện theo thời gian. Bạn càng lặp đi lặp lại nhiều lần, thì nó sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.

Tác giả Cory Allen (tác giả quyển sách Brave New You và podcast And Then It Hit Me) tin rằng một khi bạn thành công đạt được những mục tiêu nhỏ và chứng minh được khả năng của bản thân, những gì bạn có thể làm sẽ tiếp tục mở rộng ra hơn. Và đến một ngày, những điều đã từng nằm ngoài khả năng của bạn, những gì bạn đã từng nghĩ bạn sẽ không bao giờ làm được, bỗng trở thành những thứ nằm trong tầm tay của bạn.


Thành công luôn bắt đầu từ việc đạt được những mục tiêu nhỏ (ảnh: internet)

Nhưng, Krenn cũng chia sẻ thêm rằng: “Kỷ luật quá mức và trở nên cứng nhắc sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Bạn sẽ trở nên như những cỗ máy làm việc theo quy tắc, và dần mất đi kết nối với trái tim và suy nghĩ của chính mình. Hãy nhớ, mặc dù tuân thủ kỷ luật là một việc quan trọng, nhưng việc cởi mở đón nhận vẻ đẹp và chiều sâu của cuộc sống cũng quan trọng không kém.”

Krenn gợi ý rằng bạn có thể thực hành tính kỷ luật theo câu thần chú “kỷ luật với tiếng nói từ trái tim”. Đó là một lời nhắc nhở nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng lại thiết thực hơn bạn nghĩ, tập trung cho tính kỷ luật, nhưng không quên tình yêu thương dành cho bản thân và những người thân thương trong cuộc sống.

Việc rèn luyện tính kỷ luật của bản thân phụ thuộc vào tâm trí nhiều hơn là vật chất bên ngoài. Ví dụ như bạn có thể không thích việc ăn uống lành mạnh và chơi thể thao, nhưng nếu bạn có một mục tiêu là phải giảm cân, thì dù thích hay không thì bạn sẽ vẫn phải kiểm soát ham muốn ăn uống của bản thân, đồng thời duy trì tinh thần tự giác đi tập thể dục mỗi ngày.

“Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn, sau đó chia nhỏ kế hoạch và đặt ra những mục tiêu có thể đạt được, và cứ tiếp tục áp dụng phương pháp đó cho đến khi bạn đạt được mục tiêu cuối cùng”. Và Allen cũng nói thêm: “Khi chúng ta đặt ra một mục tiêu quá lớn và không đạt được nó, điều đó khiến chúng ta cảm thấy bất lực. Nhưng nếu đặt ra những mục tiêu nhỏ và đạt được chúng, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ và phấn khích, và điều đó khuyến khích chúng ta tiếp tục duy trì. Vì vậy, để giúp duy trì tính kỷ luật và tự giác, hãy tìm cách khiến mọi việc trông có vẻ không khó khăn đến mức đó.”


Chia nhỏ kế hoạch và đặt ra những mục tiêu cho từng giai đoạn, tiếp tục cho đến khi bạn đạt được mục tiêu cuối cùng (ảnh: internet)

Quay trở lại với ví dụ về giảm cân phía trên, Allen gợi ý bạn chỉ nên đến phòng tập thể dục năm ngày một tuần, thậm chí không cần nghĩ đến việc mình sẽ làm gì, tập gì khi đến đó. Chỉ cần đến nơi và bước vào phòng tập, thì bạn đã đạt được thành công đầu tiên của tính kỷ luật rồi.

Allen chi sẻ: “Chỉ cần bạn có thể làm được điều đó, bạn sẽ cảm thấy có những tự hào nho nhỏ về bản thân vì giữ được tính kỷ luật và động lực phấn đấu. Nhưng hãy lưu ý, nếu chỉ lặp đi lặp lại thì điều gì cũng sẽ trở nên nhàm chán. Vì vậy hãy bắt đầu đặt ra các mục tiêu khác nhau để duy trì được niềm vui rèn luyện sức khỏe, và tiến tới mục tiêu giảm cân”.

Tính kỷ luật và thói quen tự giác không phải là tự dưng mà có được, nhưng bạn hoàn toàn có thể rèn luyện thông qua những hoạt động nhỏ, và tăng dần mỗi ngày, để nó nó thể từ từ trở thành một thói quen và một phần của lối sống của bạn.

Tại sao tính kỷ luật tự giác lại là một trong những cách đúng đắn để yêu bản thân?

Có một câu nói rằng, “hiểu bản thân là một cách yêu bản thân”. Vì sao ư? Vì biết bản thân mình muốn gì, và kiên trì theo đuổi những gì mình mong muốn, chính là một trong những cách yêu bản thân. Và để làm được điều đó một cách hiệu quả, bạn phải có kỷ luật trong việc đi theo con đường mình đã lựa chọn.

Krenn cho hay: “Chỉ cần chúng ta dồn hết sức mình và cam kết với bản thân sẽ hoàn thành một mục tiêu nào đó trong cuộc sống, chúng ta sẽ tự nhiên sống có kỷ luật. Mục tiêu đó là gì có thể không quan trọng lắm, điều quan trọng là chúng ta biết nó sẽ có thể sẽ là nền tảng, hoặc một phần của điều gì đó lớn lao hơn trong tương lai.”

Và nếu chăm sóc bản thân là trau dồi kỷ luật tự giác để theo đuổi những mục tiêu cao hơn, thì những mục tiêu đó của chúng ta về bản chất phải gắn liền với tình yêu bản thân. Bởi vì nếu yêu bản thân một cách đúng đắn, chúng ta sẽ dễ dàng đánh mất tính kỷ luật tự giác, và khi không có kỷ luật tự giác, chúng ta mất dần khả năng theo đuổi và hoàn thành những mục tiêu trong cuộc sống của mình.

Hãy luôn nhớ rằng, việc lựa chọn rèn luyện tính kỷ luật tự giác đúng cách không bao giờ là sự ích kỷ, hay một sự tiêu cực nào đó, mà hoàn toàn ngược lại. Bằng cách tập trung vào việc trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, bạn sẽ có thể làm được nhiều hơn không chỉ cho bản thân, mà còn có thể giúp cho những người xung quanh, và đóng góp cho cả xã hội nữa.