ĐỜI SỐNG

Làm việc quá sức khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia mệt mỏi nhất Châu Á

Nhân Thành • 07-04-2023 • Lượt xem: 9482
Làm việc quá sức khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia mệt mỏi nhất Châu Á

Tại Hàn Quốc có một thuật ngữ đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người lao động, thuật ngữ mang tên: gwarosa.

Tin bài khác: 

Người lao động Hàn Quốc bức xúc vì làm thêm giờ không được thêm tiền

Đề xuất gây tranh cãi với mức thời gian làm 69 giờ/tuần

Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một đề xuất gây tranh cãi vào đầu tháng 3, nhằm tăng thời gian làm việc lên đến 69 giờ/tuần, tăng lên từ mức giới hạn hiện tại là 52 giờ. Tuy nhiên, sau sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, chính phủ đã phải suy nghĩ lại về kế hoạch này. Thư ký cấp cao của Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng đã xác nhận về việc đang thực hiện một hướng đi mới. Vào ngày 25/3, khoảng 13.000 thành viên công đoàn đã tập trung để phản đối cải cách. Đất nước này đang cần thiết phải có sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống. Người lao động tại Hàn Quốc đang mong muốn một môi trường làm việc tốt hơn để đáp ứng những nhu cầu khác trong sinh hoạt của họ.

Theo Park Jong-gwan, một gia sư 28 tuổi, Hàn Quốc có nhiều hệ thống bảo vệ cho người lao động, nhưng chúng không mang lại hiệu quả. Park cho biết anh đã phải làm việc ít nhất 48 giờ/tuần và trong mùa thi cử thì phải làm nhiều hơn. Park đang suy nghĩ về việc tìm người cùng phòng để chia sẻ công việc nhà, nhưng điều đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Một người lao động khác ngoài 30 tuổi đang làm việc 60-64 giờ/tuần cho một doanh nghiệp nhỏ, cho rằng cho phép làm việc 69 giờ hoặc 80,5 giờ một tuần sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của người lao động. 

Hàn Quốc đã thiết lập giới hạn làm việc 69 giờ cho tuần làm việc 6 ngày và 80,5 giờ cho tuần làm việc 7 ngày, theo thông tin từ Han Kyeo Re, một hãng tin ở Hàn Quốc. Đây là quốc gia có tỉ lệ người lao động làm việc quá sức cao nhất ở châu Á và đứng thứ 5 trên thế giới, theo dữ liệu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố năm 2022. Trung bình, mỗi người lao động tại Hàn Quốc đã làm việc 1.915 giờ vào năm 2021, cao hơn so với Mỹ với trung bình 1.791 giờ.

Việc làm việc quá sức cũng có liên quan đến chất lượng cuộc sống thấp hơn tại Hàn Quốc.

Làm việc quá sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động, đến mức mà Hàn Quốc có một thuật ngữ chỉ cái chết do làm việc quá sức là "gwarosa". Theo Reuters, vào năm 2020, đã có 14 nhân viên giao hàng ở Hàn Quốc tử vong do làm việc quá sức vì lượng hàng giao tăng lên trong đại dịch Covid-19. Việc làm việc quá sức cũng có liên quan đến chất lượng cuộc sống thấp hơn tại Hàn Quốc.

Trước thực trạng căng thẳng trên, một số bài báo phân tích tại quốc gia này, từ năm 2020 đã đưa ra những cảnh báo về bệnh trầm cảm, hoặc ý định tự tử nếu phải làm việc quá nhiều. Nghiên cứu này đã được phân tích dữ liệu ở độ tuổi từ 20 - 35 tuổi sau khi phỏng vấn 3332 nhân viên trẻ tuổi.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề của riêng Hàn Quốc. Theo thông tin và số liệu từ WHO cho biết, thời gian làm việc miên man không được nghỉ ngơi đúng nghĩa đã làm 745 ngàn người trên thế giới qua đời vì đột quỵ và bệnh tim năm 2016, tăng lên 29% từ năm 2000.

Hệ quả tới sinh sản và việc nối dõi

Văn hóa làm việc quá sức ở Hàn Quốc còn liên quan đến một vấn đề khác đang cấp bách trong nước này là tỷ lệ sinh thấp. Vào ngày 22/2, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc đã công bố dữ liệu đáng chú ý rằng tổng tỷ suất sinh của nước này (tổng số trẻ em trên một phụ nữ trong thời kỳ sinh sản) đã giảm xuống chỉ còn 0,78 vào năm 2022, thấp hơn so với mức 0,81 vào năm 2021.

Khi việc sinh sản giảm, sẽ gây nên hệ quả nghiêm trọng, dân số sẽ già đi, kéo theo lực lượng lao động bị thu hẹp. Hai tác động này làm cho người lao động sau này bị ít đi, kéo theo kinh tế tăng trưởng chậm. Đồng thời, việc chăm sóc các công dân lớn tuổi cũng sẽ khó khăn hơn. "Mối liên hệ giữa cải cách hệ thống giờ làm việc và tỷ lệ sinh thấp thiếu sự biện minh hợp lý" là thông báo được đăng trên Bộ lao động và việc làm Hàn Quốc, khiến nhiều người quan tâm và dấy lên nhiều bức xúc.

Đừng nói tới 69 giờ, chỉ làm 60 giờ trong tuần làm việc 5 ngày, hôm nào cũng 23h đêm mới tan sở, ai sẽ sinh con và nuôi con đây?", đại diện Workplace Gabjil 119, nói với Kyunghyang News là một tổ chức bảo vệ người lao động sau một thời gian chứng kiến nhiều người mệt mỏi vì làm việc quá giờ.