VĂN HÓA

Làng gốm Thanh Hà: Từ quyết tâm giữ vững ánh lửa đỏ đến trở thành di sản văn hoá

Hoài Việt • 21-08-2022 • Lượt xem: 499
Làng gốm Thanh Hà: Từ quyết tâm giữ vững ánh lửa đỏ đến trở thành di sản văn hoá

Là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An luôn là niềm tự hào bậc nhất của người dân Quảng Nam. Nhờ vào lịch sử phát triển thương cảng lâu đời, sầm uất, cái nôi của nhiều làng nghề nổi tiếng đem về giá trị kinh tế lớn. Trong đó có một làng nghề nức danh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới – làng gốm Thanh Hà. Qua quá trình dài trải qua nhiều giai đoạn, đã có lúc tưởng chừng như sắp bị mai một đi. Tuy nhiên cuối cùng người dân làng gốm Thanh Hà vẫn giữ được ngọn lửa đỏ truyền thống của cha ông. 

Một thời vang danh

Được biết vào khoảng thế kỷ 15, tại khu vực sông Thu Bồn, làng gốm Thanh Hà được hình thành nên nhờ một nhóm thợ gốm thủ công từ Thanh Hóa, Nghệ An di cư vào để lập nghiệp. Gắn liền với tên tuổi của cảng thị Hội An, gốm Thanh Hà được xem là một trong những mặt hàng rất được ưa chuộng, không chỉ trong nước mà còn lan rộng ra cả nước ngoài.

Các sản phẩm lần lượt xuống thuyền được mang đi khắp nơi, vượt biển đến cả Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Ban Nha… Thời kỳ được xem là đỉnh cao rực rỡ của làng gốm Thanh Hà rơi vào khoảng thế kỷ 17 – 18. Đi đến đâu cũng thấy hình bóng của gốm Thanh Hà, từ các vật dụng quen thuộc thường ngày như bùng binh (tựa như heo đất ngày nay), bình lu, nồi đất… cho đến gạch ngói xây dựng cho các công trình thờ tự, nhà ở, đền đài ở vùng đất Hội An nói chung và các vùng lân cận nói riêng.

Bên cạnh đó, tên tuổi của thợ gốm Thanh Hà cũng được mọi người hết sức quý trọng và có uy tín. Bởi thợ gốm Thanh Hà không chỉ nức tiếng là khéo léo mà còn hào hoa ở tính nết, biết cách đối nhân xử thế, giao thiệp rộng rãi. Do đó cũng không quá ngạc nhiên khi hình tượng người thợ gốm bắt đầu được đưa vào những câu ca, thơ, hò vè của người dân miền Trung Bộ.

Thời thế thay đổi

Xuôi theo dòng thời gian, một số mặt hàng của các mặt hàng nổi tiếng của thị cảng Hội An không còn giữ được chỗ đứng như trước. Bởi sự phát triển không ngừng của thời đại, công nghệ ngày càng hiện đại với các sản phẩm mới đáp ứng được nhiều nhu cầu và thuận tiện hơn. Làng gốm Thanh Hà cũng không phải là ngoại lệ khi quá trình đô thị hoá ngày càng mở rộng.

Cho đến thời điểm tính từ năm 1980 trở đi, làng gốm bắt đầu đối mặt với khủng hoảng khi thị trường tiêu thụ gốm gần như bị lấn át, thay thế bởi các sản phẩm bằng nhôm, sắt, nhựa. Nhận thấy báo động đỏ cho hoạt động kinh tế, làng nghề gốm Thanh Hà bắt đầu hướng đến việc chuyển sang làm gạch, ngói âm dương để vẫn duy trì những gì được truyền lại từ thế hệ trước.

Bước ngoặt trở lại

Nhận thấy tiềm năng của một làng nghề lâu đời, chứa đựng nhiều tinh hoa giá trị văn hoá và còn ở cả con người. Chính quyền địa phương cùng người dân đã cùng góp sức để đưa làng nghề Thanh Hà được sống lại. Không những vậy còn có một cú lột xác đầy ngoạn mục hơn khi bắt đầu suy nghĩ ra phương hướng kết hợp cùng phát triển du lịch.

Nương theo lượng khách du lịch ngày càng tăng của Hội An. Để đáp ứng đa dạng trải nghiệm hơn cho du khách, các địa điểm tham quan cũng như trải nghiệm du lịch làng nghề bắt đầu được mở rộng. Để thuận tiện cho việc giao tiếp, nghệ nhân được cho đi học thêm tiếng Anh. Bên cạnh đó là các khóa học khác về nghiệp vụ dịch vụ. Nhận thấy sự ô nhiễm tại các lò nung thủ công có thể gây ảnh hưởng đến việc xây dựng thành phố xanh, các lò điện được đưa vào thay thế. Chuẩn bị tất tần tật mọi thứ sao cho chỉn chu nhất.

Khi đưa vào hoạt động, các làng nghề không còn đơn thuần là sản xuất mà còn là nơi cho hoạt động trải nghiệm thực tế. Nghệ nhân vừa diễn xướng vừa giới thiệu cho du khách. Đặc biệt hơn, các vị khách còn có thể tận tay sáng tạo nên các sản phẩm mang dấu ấn cá nhân, từ đó tạo nên sự thích thú, hấp dẫn.