ĐỜI SỐNG

LGBT & hôn nhân đồng giới dưới góc nhìn các quốc gia trên thế giới

Cẩm Chi • 21-06-2022 • Lượt xem: 344
LGBT & hôn nhân đồng giới dưới góc nhìn các quốc gia trên thế giới

Trong khi có hơn 30 quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng giới, thì đa phần, LGBT và hôn nhân đồng giới vẫn còn gây tranh cãi, bị cấm, thậm chí một số nơi áp dụng mức phạt nặng nhất là án tử hình.

LGBT là gì?

Trên thực tế, LGBT là thuật ngữ sử dụng để gọi người đồng tính (Gay). Cụm từ này là tên viết tắt cho các xu hướng giới tính, đó là lesbian, gay, bisexual và transgender.

Lesbian là những người LGBT nữ, họ có xu hướng thích hoặc trong mối quan hệ yêu đương các bạn nữ

Gay là từ chỉ người LGBT nam, họ có xu hướng thích hoặc trong một mối quan hệ tình cảm với các bạn nam.

Bisexua được hiểu là những người son tính luyến ái, họ có xu hướng thích cả nam và nữ nếu đối tượng đem lại cảm xúc yêu đương. Bisexual hay còn được hiểu là LGBT song tính.

Transgender là những người phẫu thuật chuyển đổi giới tính để được sống thật với bản chất con người (nam giới phẫu thuật thành nữ và ngược lại).

Cộng đồng có GDP 4,6 nghìn tỷ USD

Những nghiên cứu mới cho thấy cộng đồng LGBT đang là thách thức trung tâm mà các chính phủ phải đối mặt trong việc cải thiện nền kinh tế. Việc đối xử tệ với cộng đồng LGBT gây tác hại xấu cho nền kinh tế, những nước có dư luận và môi trường pháp luật cởi mở hơn với cộng đồng này có nền kinh tế mạnh mẽ hơn.

Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu với 120 nước. Một nước có GDP trung bình cao hơn khi tỉ lệ chấp nhận cộng đồng LGBT cao hơn. Ví dụ như tại Mỹ, so sánh mức độ chấp thuận cộng đồng LGBT vào đầu những năm 1990 so với thập kỷ hiện tại thì sự thay đổi liên quan tới việc tăng lên 1.500 USD GDP trên đầu người.

Cũng vậy khi một môi trường pháp luật ủng hộ và tiếp nhận cộng đồng LGBT cũng khiến cho GDP tính theo đầu người tăng lên cao hơn. Thêm 1 luật về quyền cho người LGBT sẽ liên quan tới con số gần bằng 1.700 USD tăng thêm cho GDP tính theo đầu người.

Dưới góc độ xã hội, việc công nhận LGBT cũng làm giảm tỷ lệ trầm cảm, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự sát. Theo báo cáo mới đây thì việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Mỹ đã đem đến một hiệu ứng tích cực: tỷ lệ tự sát ở thanh thiếu niên tại Mỹ giảm đi một cách cực kỳ đáng kể.

Thực tế, nếu cộng đồng LGBT toàn cầu là một đất nước, nó sẽ trở thành một nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới với GDP là khoảng 4,6 nghìn tỷ USD. Nhưng, cộng đồng LGBT còn có thể làm nhiều hơn thế khi mà sự phân biệt đối xử với cộng đồng này trong công việc và giáo dục hiện nay đang làm giảm đi năng lực cống hiến của họ cho nền kinh tế. Việc đưa ra các bộ luật và sự đón nhận của dư luận cùng nhau sẽ hỗ trợ lẫn nhau. Cộng đồng LGBT cần điều này để hoàn toàn gia nhập được vào nền kinh tế và xã hội.

Bình đẳng và dần được công nhận

Tính đến tháng 12/2021, có 30 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới hợp pháp.

Châu Âu tiên phong trong hôn nhân đồng tính khi bắt đầu công nhận những trường hợp đầu tiên tại Đan Mạch và Hà Lan (2001). Sau đó, 16 quốc gia châu Âu khác đã chấp nhận hôn nhân đồng tính gồm Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và gần đây nhất là Thụy Sĩ.

Các quốc gia châu Âu khác chỉ cho phép các quan hệ đối tác dân sự yếu hơn đối với cộng đồng LGBT. Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hy Lạp, Hungaria, Italy và Slovenia đã từ chối công nhận hôn nhân đồng tính trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2015. Sau đó, Chính phủ Cộng hòa Czech đã ủng hộ dự thảo luật trên, đưa nước này trở thành thành viên của Liên minh châu Âu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Ở châu Mỹ, Canada là quốc gia châu Mỹ đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới vào năm 2005. Vào năm 2015, Tòa án Tối cao Mỹ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc vào thời điểm loại hình kết hôn này bị cấm ở 14 trong 50 bang ở Mỹ. Cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên tại Mỹ được chính thức công nhận vào tháng 3/2019, sau cuộc chiến pháp lý kéo dài 5 thập kỷ.

Ở Mỹ Latin, 6 quốc gia cho phép hôn nhân đồng giới là Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Uruguay và Costa Rica đã ký thành luật vào năm 2020. Thủ đô liên bang của Mexico đã cho phép các cuộc hôn nhân đồng tính vào năm 2009. Chile đã hợp pháp hóa các hôn nhân dân sự đồng tính vào năm 2015, và Quốc hội của nước này vào ngày 7/12/2021 đã chính thức thông qua dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đầy đủ.

Tại châu Á, Australia (năm 2017) và New Zealand (năm 2013) là những nơi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thông qua luật hôn nhân đồng tính. Năm 2019, Đài Loan (Trung Quốc) trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên ở khu vực châu Á cho phép hôn nhân đồng tính.